đồng thời là định đề về thực tại của một điều Chí Thiện tối sơ, đó là hiện hữu của
Thượng đế. Vậy mà, chúng ta có bổn phận phải thực hiện điều Chí Thiện, khởi đi
từ không chỉ là một quyền, mà cũng là một điều tất yếu gắn liền như nhu cầu với
bổn phận, phải giả thiết khả tính của điều chí thiện này, nó - bởi vì chỉ là khả hữu
dưới điều kiện sự hiện hữu của Thượng đế, gắn liền không thể tách rời việc giả
thiết về sự hiện hữu này với bổn phận, nghĩa là về phương diện đạo đức, tất yếu
phải công nhận hiện hữu của Thượng đế.
KANT, Phê phán lý tính thực tiễn.
1. Tính thánh thiện: la sainteté. Ý chí thánh thiện là ý chí không thể chấp nhận bất
kỳ phương châm nào mâu thuẫn với quy luật đạo đức. Tính thánh thiện của ý chí
là một ý tưởng thực tiễn tất yếu phải dùng làm khuôn mẫu tiến gần đến đó một
cách vô hạn là điều duy nhất phù hợp với những hữu thể hữu hạn có lý trí. Tiến
bộ vô hạn hiển nhiên được đòi hỏi để đạt đến tính thánh thiện. Người ta sẽ lưu ý
rằng Kant không nêu lên sự tất yếu của một đền bù (thưởng công, phạt tội) cho
các hành động.
2. Người ta gọi là thông thiên học (théosophie) mọi học thuyết kỳ vọng đến một
sự hội thông trực tiếp với Thượng đế.
3. Thượng đế không phải được đề xuất như là nhà lập quy đạo đức. Mà phải là tất
yếu để cho điều Chí Thiện hay sự hoà hợp giữa tính đạo đức và hạnh phúc, được
thực hiện.
PHÊ PHÁN NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN (Đức: Kritik der Urteilskraft, Pháp:
Critique de la Faculté de Juger)
Quyển Phê phán năng lực phán đoán có chủ đề là tính mục đích (la finalité):
1) Nguyên lý siêu nghiệm về tính mục đích, yêu cầu tiên nghiệm của tinh thần
chúng ta về một trật tự trong thiên nhiên có thể tiến đến được đối với chúng ta,
một thiên nhiên có "chiếu cố" đến những nhu cầu của năng lực tri thức nơi chúng
ta, đặc biệt là, thiên nhiên đó chịu để cho lãnh hội dưới những biệt loại (des
genres spécifiables) và cho phép một tình trạng quá độ liên tục (tham chiếu: hai
bài dẫn luận của tác phẩm).