TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1210

Mệnh đề có tính liên quan đến vận mệnh đạo đức của bản tính chúng ta và nó
thiết định rằng chúng ta chỉ có thể đạt tới sự tương thích hoàn toàn với quy luật
đạo đức một tiến bộ đi đến vô hạn, thì rất là hữu ích không chỉ để thay thế cho sự
bất lực của lý tính tư biện, mà còn tương quan với tôn giáo. Nếu không có mệnh
đề này, thì hoặc là quy luật đạo đức sẽ hoàn toàn bị tước mất tính thánh thiện,
trong khi người ta hình dung nó, vừa làm hỏng nó, như là khoan dung và do vậy
thích nghi với chúng ta, hoặc là người ta cường điệu bằng cách xiển dương vai trò
của nó và đồng thời hy vọng đi đến một nơi chốn không thể nào đến được, nghĩa
là một sự chiếm hữu hoàn toàn tính thánh thiện của ý chí và thế là người ta đắm
mình vào những giấc mơ thông thiên học (des rêves théosophiques) (1) kỳ khôi
và hoàn toàn mâu thuẫn với tri thức về tự thân. Trong cả hai trường hợp, sự cố
gắng không ngừng để tuân phục phục hoàn toàn và thật chi li một huấn lệnh
nghiêm nhặt và cứng nhắc của lý trí, nhưng tuy vậy lại rất thực tế và không hề lý
tưởng, chỉ bị ngăn trở. Đối với một hữu thể có lý trí, nhưng hữu hạn, chỉ có khả
tính là sự tiến bộ đến vô hạn từ những cấp độ thấp đến những cấp độ cao của sự
hoàn thiện đạo đức. Vô hạn - mà đối với nó, thời gian chẳng có nghĩa gì - nhìn
thấy trong cái dãy vô tận đó (đối với chúng ta), một sự tương thích hoàn toàn với
quy luật đạo đức, và tính thánh thiện mà huấn lệnh của nó đòi hỏi gắt gao để cho
phù hợp với công lý của nó trong phần mà nó ấn định cho mỗi người trong Chí
Thiện, vô hạn thấy cái dãy vô tận kia hoàn toàn trong một trực quan trí tuệ duy
nhất của tồn tại của những hữu thể có lý trí…

Quy luật đạo đức đã dẫn dắt, trong phân tích trước đây, đến vấn đề thực tiễn chỉ
được thiết định - mà không có sự trợ giúp nào của những động cơ khả giác- bởi
Lý tính thuần tuý, đó là vấn đề sự hoàn thiện tất yếu của phần đầu và cũng là
phần chính của Chí Thiện, của tính đạo đức, và bởi vì vấn đề này chỉ có thể giải
quyết toàn triệt trong vĩnh cửu, với định đề về sự bất tử của linh hồn. Cũng chính
quy luật này phải dẫn dắt tới khả tính của yếu tố thứ nhì của Chí Thiện, hay là của
hạnh phúc tương ứng với tính đạo đức, nghĩa là với giả thuyết về hiện hữu của
mọt nguyên nhân thích hợp với hậu quả, nghĩa là đề xuất (postuler) hiện hữu của
Thượng đế, như là tất yếu có tương quan với khả tính của Chí Thiện (đối tượng
của ý chí chúng ta vốn gắn liền với sự lập quy đạo đức của lý trí thuần tuý) (2).
Chúng tôi muốn trình bày sự gắn kết này một cách đưa đến kết luận.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.