TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1208

Vì vậy, nếu có một nguyên tắc thực hành tối thượng, hay trên bình diện ý chí con
người, một mệnh lệnh tuyệt đối, thì có phải là cái tạo thành một nguyên tắc khách
quan của ý chí, và có thể dùng làm một luật thực hành phổ quát, bởi vì nó được
rút ra từ khái niệm về cái tất yếu là mục đích cho mọi người bởi nó là một mục
đích tự tại. Nền tảng của nguyên tắc này là: bản tính của hữu thể có lý trí tồn tại
như một mục đích tự tại. Con người tất yếu quan niệm sự tồn tại của chính mình
như một mục đích tự tại; cho nên đây là một nguyên tắc chủ quan của hành động
của con người. Nhưng mọi hữu thể có lý trí khác cũng coi sự tồn tại của họ như
thế, cũng dựa trên cùng nguyên tắc lý trí giống như tôi; cho nên nó đồng thời là
một nguyên tắc khách quan từ đó mọi luật lệ của ý chí phải có thể được rút ra như
là một luật thực hành tối thượng. Do đó, mệnh lệnh thực hành sẽ là thế này: Hãy
hành động thế nào để bạn đối xử với bản tính con người, dù là nơi bản thân bạn
hay nơi bất cứ ai khác, trong mọi trường hợp, như là một mục đích tự tại, không
bao giờ chỉ như là phương tiện.

KANT, Những nền tảng của siêu hình học đạo đức.

PHÊ PHÁN LÝ TÍNH THỰC HÀN (Đức: Kritik der praktischen Vernunft -
Pháp: Critique de la Raison pratique)

Quyển Những nền tảng của siêu hình học đạo đức cho biết, trong phần ba, tự do
như là điều kiện của đời sống đạo đức, nhưng nó tự giới hạn vào việc xác định
với những điều kiện nào thì mệnh lệnh tuyệt đối có thể trở thành thực sự. Vẫn còn
phải tìm xem có đúng là thế không. Quyển Phê phán lý tính thuần tuý lấy tự do
làm chính nền tảng cho tính đạo đức. Nếu tự do không ở trong chúng ta, thì
chúng ta cũng sẽ không mang sẵn quy luật đạo đức trong chúng ta. Quy luật đạo
đức là một đối tượng kinh nghiệm. Nó cho phép khẳng định tự do.

Những định đề của lý tính thực hành (Les postulats de la Raison pratique)

Tự do mà quyển Phê phán lý tính thuần tuý trong phần Biện chứng pháp siêu
nghiệm, tách rời khỏi các hiện tượng, nhưng cho phép suy tư về các sự vật như
chúng có thể có hiện hữu tự thân, xuất hiện trong quyển Phê phán lý tính thực
hành như là một tiền_giả_định mô thức (un requisit formel) của lý tính (thực
hành). Đúng vậy, lý tính thực hành đề xuất (postuler) tự do của con người với tư

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.