TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1215

Khi tôi gọi là cảm giác, một quy định của cảm thức về khoái lạc hay đau khổ, từ
này có nghĩa khác hẳn khi tôi gọi là cảm giác, biểu tượng về một sự vật (bởi các
giác quan với tư cách là tính thụ cảm thuộc về năng lực tri thức). Trong truờng
hợp sau này, biểu tượng được quy về đối vật, trong trường hợp trước, nó chỉ được
quy về chủ thể và chẳng phục vụ cho một tri thức nào, cả cho tri thức nhờ đó chủ
thể tự biết mình cũng không.

Trong định nghĩa đã cho, bằng từ cảm giác chúng tôi hiểu một biểu tượng khách
quan của các giác quan và để không hứng chịu nguy cơ bị hiểu lầm, chúng tôi sẽ
chỉ định bằng từ cảm thức cái gì phải luôn luôn vẫn chỉ là chủ quan, và nó không
thể bằng bất kỳ cách nào, tạo thành một biểu tượng về một đối vật (3). Màu xanh
lục mơn mởn của những đồng cỏ tươi non là một cảm giác khách quan, với tư
cách là tri giác về một đối tượng của các giác quan; tính cách dễ chịu, ưa nhìn của
nó lại là một cảm giác chủ quan, bởi đó không có một đối vật nào được biểu thị;
nghĩa là một cảm thức theo đó đối vật được coi như đối tượng của sự thoả mãn
(điều đó không phải là một tri thức về đối tượng này).

Phán đoán của tôi về một đối vật mà tôi tuyên bố là dễ chịu, diễn tả một sự hứng
thú đối với vật ấy, điều đó là rõ ràng bởi sự kiện đơn giản là nó gợi ra, qua cảm
giác, một ước muốn đối với những đối tượng tương tự. Do vậy sự thảo mãn
không chỉ là giả thiết phán đoán đơn thuần về đối vật mà còn về mối tương quan
giữa tồn tại của đối vật này với tình trạng của tôi, trong mức độ mà tôi bị tác động
bởi đối vật đó. Đó là lý do tại sao người ta không chỉ nói về cái gì dễ chịu bằng
câu: cái đó làm vui lòng mà còn bằng câu: cái đó đem lại lạc thú. Vậy vấn đề
không phải chỉ là một sự tánđồng đơn thuần của tôi về đối vật bởi vì một khuynh
hướng đã nảy sinh. Và không có ngay cả phán đoán về bản tính của đối vật khi đề
cập đến cái gì là dễ chịu một cách sinh động nhất. Vậy nên những ai chỉ nghĩ đến
sự hưởng thụ (đó là từ chỉ yếu tố thân thiết của khoái lạc) sẵn lòng tự miễn trừ
việc phán đoán.

ĐỊNH NGHĨA CÁI ĐẸP DIỄN DỊCH TỪ THÌ THỨ NHẤT

Thị hiếu (Le gỏt) là năng lực phán đoán một đối vật hay một cáhc thức biểu thị,
mà không có tư lợi nào, bởi sự thoả mãn hay bất mãn. Người ta gọi là cái đẹp đối
tượng của một sự thoả mãn như thế.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.