TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1217

sinh tồn, cái ăn cái mặc, sự an toàn và tự vệ (mà thiên nhiên chẳng cho con người
đôi sừng nhọn cứng của con bò mộng, cũng chẳng có những móng vuốt sắc bén
của sư tử, hay răng nanh chó sói, mà chỉ có đôi tay), tất cả những thú tiêu khiển
có thể làm cho đời sống dễ chịu hơn, trí thông minh và ngay cả sự khôn ngoan
cho đến thiện chí,phải hoàn toàn là công trình của chính anh ta. Thiên nhiên hình
như muốn rằng con người, khi cố gắng để thoát khỏi tình trạng thô phác sơ khai
để vươn lên kỹ thuật tiên tiến nhất, đến sự hoàn hảo nội tại của tư duy mình và
(trong mức độ mà điều đó là khả thi trên mặt đất này) từ đó cho đến cõi lạc phúc,
phải tuyệt đối đơn độc mang trên mình tất cả công huân và phẩm giá và chỉ mắc
nợ điều đó với chính mình; làm như thể thiên nhiên đã gán tầm quan trọng nhiều
hơn cho lòng tự trọng hợp lý hơn là sự ưa thích tiện nghi, trong lòng người. Bởi
vì dòng chảy của thế sự luôn tua tủa những hiểm nguy thử thách chờ đợi con
người. Rất hình như là thiên nhiên không hề có ý trao cho con người một đời
sống dễ dãi tí nào, mà trái lại buộc con người phải gắng hết sức để vươn lên khá
cao để tự làm cho mình xứng đáng với đời sống và sự an lạc, bằng chính hạnh
kiểm của mình…

Phương tiện mà thiên nhiên dùng để tiến hành tốt sự phát triển mọi năng hướng
của con người là tính đối kháng (antagonisme) của họ giữa lòng xã hội, đến độ
mà, tính đối kháng này xét cho cùng, tuy vậy lại là nguyên nhân cho sự điều lý
hài hoà xã hội này.

Ở đây tôi hiểu tính đối kháng là tính xã hội phi xã hội (l’insociable sociabilité)
của con người, nghĩa là khuynh hướng họ muốn sống thành xã hội, tuy thế
khuynh hướng này lại song trùng với một sự hiềm ố phổ biến, không muốn làm
điều đó; cực lực này (la répulsion) thường xuyên đe doạ làm tan rã xã hội. Con
người có khuynh hướng liên đới (penchant à s’associer) vì trong tình trạng đó, họ
cảm thấy là người hơn bởi sự phát triển những năng hướng tự nhiên của mình.
Nhưng anh ta cũng biểu lộ một khuynh hướng mạnh mẽ muốn tách rời, muốn biệt
lập (propension à se détacher/ à s’isoler), bởi đồng thời anh ta nhận thấy nơi mình
tính phi xã hội nó đẩy anh ta đến chỗ muốn điều khiển tất cả theo hướng mình;
và, từ sự kiện đó, anh ta chờ đợi sẽ gặp những kháng lực từ mọi phía, cũng như
anh ta tự biết mình có khuynh hướng đề kháng người khác. Chính kháng lực này
nó đánh thức mọi sức mạnh nơi con người, khiến anh ta vượt lên khuynh hướng
lười biếng, và, dưới lực đẩy của tham vọng, của bản năng thống trị hay của lòng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.