TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1219

thần quỷ quyệt, chỉ vì ganh tỵ mà muốn gây lộn xộn để phá bĩnh cái công trình kỳ
vĩ của Đấng sáng tạo (6).

KANT, Ý tưởng về một lịch sử khái quát theo quan điểmcông dân thế giới.

1. Hãy hiểu là : Đấng quan phòng.

2. Không thể công nhận có một cơ quan mà chẳng để làm gì, một khuynh hướng
mà lại thiếu cứu cánh.

3. Mọi năng hướng tự nhiên đều có mục đích, nơi con người là sử dụng lý trí.

4. Nghĩa là đặt nền tảng trên những ấn tượng và những cảm thụ.

5. Cách đọc lịch sử của Kant không xa lắm với thần luận của Leibniz, theo đó
điều xấu ác trên cơ bản, là điều kiện cho một điều thiện cao hơn.

6. Như thế, mặc dầu phục tùng những động cơ vô đạo đức những thói xấu của
con người, đà tiến hoá lịch sử lại dẫn đến một xã hội dân sự như có ý của Đấng
Quan phòng.

HỌC THUYẾT VỀ PHÁP QUYỀN (Doctrine du Droit)

Việc lập pháp thực hành của lý tính, trong tư cách đó trình bày hành động phải
hoàn tất như là tất yếu khách quan; nó có hai mặt: đạo đức và pháp lý. Việc lập
pháp, làm một khái niệm thành một bổn phận và đồng thời làm bổn phận này
thành một động cơ là một lập quy đức lý. Trái lại việc lập pháp không hội nhập
động cơ của luật lệ và do đó chấp nhận một động cơ khác hơn là ý niệm bổn
phận, là một lập quy pháp lý (dẫn nhập tổng quát). Học thuyết về pháp quyền
thăm dò lãnh vực lập quy sau này.

Những nền tảng của pháp quyền (Les fondements du droit).

Pháp quyền là gì?

Câu hỏi này có thể làm bối rối pháp gia (le jurisconsulte) cũng như nhà lôgích
học bối rối với câu hỏi Chân lý là gì? - trong trường hợp mà người thứ nhất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.