· Nguyên lý phổ quát của pháp quyền:
"Là công chính mọi hành động nào đó cho phép, hay là phương châm của hành
động cho phép tự do ý chí của từng mỗi con người cộng tồn với tự do của mọi
người khác theo một quy luật phổ quát."
Vậy là nếu hành động của tôi hay nói chung tình trạng của tôi có thể cộng tồn với
tự do của từng mỗi người theo một luật phổ quát, kẻ nào ngăn cản tôi làm điều đó
là bất công đối với tôi; thực vậy sự đối nghịch này (kháng lực này) không thể
cộng tồn với tự do theo những luật phổ quát.
· Pháp quyền gắn liền với năng lực cưỡng chế
Kháng lực đối nghịch lại chướng ngại của một hiệu quả là một sự bảo vệ của hiệu
quả này và hoà hợp với nó. Vậy mà, mọi cái gì bất công là một chướng ngại cho
tự do theo những quy luật phổ quát; nhưng sự cưỡng chế là một chướng ngại hay
một kháng lực tác động lên tự do. Hậu quả là nếu một vài sự sử dụng chính tự do
mà lại là chướng ngại cho tự do theo những quy luật phổ quát (nghĩa là bất công),
lúc đó sự cưỡng chế, đối nghịch lại nó, với tư cách là chướng ngại đối với cái gì
gây chướng ngại cho tự do (obstacle à ce qui fait obstacle à la liberté), lại hoà hợp
với tự do theo những quy luật phổ quát, có nghĩa nó là công chính; do vậy một
năng lực cưỡng chế đối với những gì làm hại cho tự do thì - theo nguyên lý mâu
thuẫn - lại đồng thời gắn liền với pháp quyền (7).
KANT, Học thuyết về pháp quyền trong Siêu hình học phong tục, phần một (Dẫn
luận)
1. Trùng phức (tautologie): sự giải thích cái đồng bởi cái đồng (l’explication du
même par le même).
2. Vấn đề pháp quyền không phải là vấn đề của cái hợp pháp (le légal) mà là của
cái công chính (le juste).
3. Pháp quyền chỉ lưu tâm đến những hành động của con người với tính cách
những hành động đó có một ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp trên những người
khác.