tâm siêu nghiệm", - quyển Phê phán Lí tính Thuần tuý, nêu lên những khó khăn
của triết học này mà ông cho là một thứ chủ nghĩa duy tâm phủ nhận tồn tại của
vật tự thân. Cho đến cuối đời mình, Jacobi theo những bước phát triển của triết
học trong thời ông, chống lại Fichte (trong Thư gửi Fichte, 1799) và Schelling
(Về những chuyện thiêng liêng và sự mặc khải chúng, 1811). Trong các hệ thống
triết học của hai vị này, ông nhìn thấy là những dị bản biến cách của triết học
Spinoza. Theo dòng suy tư và những cuộc tranh luận với những người đương thời
của ông, Jacobi dần dần trả lại công bằng cho Kant: sau khi phê phán ông này về
những điểm mâu thuẫn trong phần phụ lục của quyển David Hume và về những
chỗ bất túc trong quyển Làm thế nào để chủ nghĩa phê phán thực hiện việc khiến
lí trí nghe theo tiếng nói của lí trí và đem lại một mục đích mới cho triết học
(1802), Jacobi thừa nhận nơi Kant là một trong số hiếm hoi các triết gia còn bảo
lưu được, vào thế kỷ này một ý thức siêu hình và không sa vào chủ nghĩa hư vô
(nihilisme) - một từ mà ông là người phát minh. Jacobi sẽ chủ yếu làm việc đả
động đến Phong trào Khai sáng (Aufklrung) mà chủ nghĩa duy lý có vẻ là một sự
biến chất đối với ông. Trí tuệ chỉ là một năng lực trống rỗng chỉ có thể đưa vào
mô thể những gì mà các giác quan và lí trí cho chúng ta biết theo cách trực quan.
Chờ đợi những tri thức từ cái năng lực gián tiếp, suy lý và chứng minh, là trí tuệ,
là một sự sai lầm: nó chỉ có thể phác thảo tri thức khả giác mà cảm năng đem lại
và tri thức siêu cảm giác mà lý tính cấp cho. Trào lưu Khai sáng lẫn lộn lý tính
(Vernunft) với trí tuệ hay giác tính (Verstand), nó làm như thể chúng ta thiếu lý
tính, cái năng lực nó làm cho cái siêu cảm giác, cái chân, cái thiện, cái mỹ trực
tiếp trở thành khả giác đối với con tim. Sau khi đã nghiêm khắc phê phán ông
(trong quyển Niềm tin và kiến thức), Hegel cuối cùng lại thừa nhận nơi ông (Hiệu
duyệt những tác phẩm của Jacobi, 1817) một giai đoạn có ý nghĩa trên con đường
dẫn đến quan niệm tư biện của lí trí. DẪN LUẬN VÀO TOÀN BỘ CÁC VĂN
BẢN TRIẾT LÝ CỦA TÁC GIẢ (1815) Jacobi lúc đầu đem cảm thức (Gefhl)
hay niềm tin (Glauben) đối lập với trí tuệ hay giác tính (Verstand). Sau khi bị kết
tội là theo chủ nghĩa phi lý, ông đổi ý và quyết định gọi là lý trí (Vernunft) cái mà
cho đến lúc đó ông vẫn đem đối lập với giác tính. Nhân dịp tái bản quyển David
Hume và tín ngưỡng hay Chủ nghĩa Duy tâm và Chủ nghĩa Hiện thực (1787)
trong khuôn khổ việc xuất bản toàn bộ tác phẩm của ông, ông đã thực hiện một
cuộc hiệu chỉnh quan trọng vào năm 1815: từ Aristote đến nay, người ta đã lẫn
lộn lý tính với giác tính. Việc duy trì sự phân biệt giữa lý tính với giác tính chỉ