4. Pháp quyền xác định tương quan giữa tự do của tác nhân với tự do của người
khác.
5. Pháp quyền không quan tâm chất thể của ý chí (cứu cánh chủ quan của tác
nhân, phương châm hành động của nó) mà chỉ quan tâm đến mô thể của tương
quan giữa các ý chí.
6. Như thế pháp quyền hoàn toàn tách biệt với đức lý.
7. Nghĩa vụ pháp lý và năng lực cưỡng chế những người khác phải thi hành nghĩa
vụ đó không phải là hai mặt tách biệt của pháp quyền, chúng chỉ là một: cùng một
quy luật xác định pháp quyền phải có thể đối nghịch lại những chướng ngại bất
thần mà việc hành sử pháp quyền gặp phải.
JACOBI (1743 - 1819) Nguyên quán ở Dsseldorf, lúc đầu là thương gia, sau làm
công chức, Friedrich Heinrich Jacobi là một nhà tư tưởng và văn nhân thực sự
của châu Âu lục địa. Ở Genève, nơi ông lưu trú ba năm, ông khám phá những tác
phẩm của Rousseau, Pascal, Fénelon. Qua đó ông nhận ra tình trạng "lực bất tòng
tâm" đối với cao vọng về Siêu hình học của chủ nghĩa duy lý. Quay về Đức năm
1762, ông khám phá Kant, người mà ông sẽ không ngừng quan tâm sâu sắc. Đầu
tiên ông ra mắt độc giả bằng hai tiểu thuyết triết lý, Allwill (1775) và Woldemar
(1777), trong đó ông luận chiến chống lại đạo đức truyền thống và xiển dương -
trong tính cách một con người tiền lãng mạn (pré-romantique) - trái tim và thiên
tài. Từ những năm 1780, Jacobi kích hoạt ở Đức cuộc tranh luận nổi tiếng về
phiếm thần luận (la querelle du panthéisme). Thư từ qua lại giữa ông với triết gia
người Berlin, Mendelssohn, xuất bản năm 1785, trình bày những nền tảng của
cuộc tranh luận này. Trong đó, Jacobi chủ trương rằng chủ thuyết Spinoza chỉ là
thuyết duy lí hậu kết (le rationalisme conséquent), kết cuộc không tránh khỏi của
triết học chứng minh (la philosophie démonstrative). Ông kiên quyết bác bỏ mọi
thứ thoả hiệp, khẳng định rằng chỉ có sự chọn lựa giữa chủ nghĩa vô thần, chủ
nghĩa định mệnh kiểu Spinoza và "bước nhảy sinh tử" của niềm tin (le saut mortel
de la foi). Đối với lời kết tội là tín ngưỡng tuyệt đối luận (fidéisme), hay chủ
thuyết phi lý (irrationlisme) và cả thuyết công giáo (catholicisme), Jacobi trả lời
trong đối thoại David Hume và tín ngưỡng hay Chủ nghĩa Duy tâm và Chủ nghĩa
Hiện thực (1787) và nhân tiện phản bác, - trong một phụ lục "Về chủ nghĩa duy