được thực hiện một cách hình thức. Chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm của Kant đã
làm sống lại sự phân biệt này: nếu bộ Phê phán lí tính thuần tuý lờ đi chuyện lý
tính là một năng lực tri giác trực tiếp về cái siêu khả giác (le supra-sensible), thì
bộ Phê phán Lý tính Thực hành lại tái khám phá nó một cách bất ngờ. Lý tính
hoàn toàn khác với giác tính (La raison est tout autre chose que l’entendement)
Điều mà tác giả thấy cần nói lại hôm nay về đối thoại "Chủ nghĩa duy tâm và chủ
nghĩa hiện thực" đó là sự phân biệt giữa giác tính và lý tính chưa được thực hiện
ở đó một cách nghiêm xác, như là trường hợp trong các tác phẩm về sau. Bao lâu
mà ông ta chưa đạt đến điều đó, thì ông ta hãy còn là tù nhân của tính lập lờ
lưỡng nghĩa nơi từ ngữ: lý tính, mà ông ta trước tiên phải xua tan (tính lập lờ
nước đôi) để đạt đến mục đích, và không có khả năng đem lại một vị thế triết lý
đúng đắn nào cho quan niệm nền tảng của mình về sức mạnh của tín ngưỡng vượt
qua quyền năng của khoa học chứng minh (1). Thoạt nhìn, hình như rằng một sự
phân biệt rõ ràng dứt khoát giữa giác tính và lý tính sẽ không có khó khăn gì, bởi
vì chúng ta chẳng bỏ lỡ dịp nào để thường xuyên làm điều đó, mà chưa hề bị lạc
lối lần nào, mỗi lần mà chúng ta phân biệt một cách tổng quát con người và con
thú. Chưa từng có người nào nói đến một lý tính động vật; nhưng chúng ta đều
biết và đều nói đến trí thông minh nơi loài vật. Chúng ta cũng nhận ra trong trí
thông minh đơn giản của loài vật có nhiều cấp độ. Chúng ta chẳng từng cho con
chó, con ngựa, con voi là thông minh hơn nhiều so với con bò tót hay con lợn đó
sao! Tuy nhiên không một cấp độ thông minh nào đủ đưa con vật đến gần lý tính,
mà tất cả chúng, dầu trí thông minh cao hay thấp, cũng đều không có lý tính như
nhau, nghĩa là đơn và thuần đều không có lý tính. Nhưng làm thế nào lại có thể
xảy ra chuyện có một trí thông minh đơn thuần động vật, mà đôi khi hình như còn
vượt quá trí thông minh con người, thế mà tuyệt đối lại không có lý tính nào
thuần tuý động vật? Một cuộc thâm cứu câu hỏi này hẳn sẽ đem lại giải pháp cho
vấn đề. Con người chỉ tri giác cái khả giác; con người được phú bẩm lý tính,
ngoài ra còn tri giác cái siêu khả giác và cái cho phép anh ta tri giác cái siêu khả
giác, anh ta gọi cái đó là lý tính, theo cách anh ta gọi cái cho phép mình nhìn thấy
là con mắt. Cơ quan cho phép tri giác cái siêu khả giác không có nơi thú vật và vì
lý do khiếm khuyết này, khái niệm về một lý tính đơn thuần động vật là một khái
niệm bất khả. Con người có cơ quan này và chỉ nhờ nó và chỉ vì biết sử dụng nó
mà con người là động vật có lý trí. Nếu cái mà chúng ta gọi là lý trí lại chỉ là sản
phẩm của một tiềm năng suy tư chỉ dựa trên kinh nghiệm khả giác, mọi diễn từ