TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1225

liên quan đến những sự vật siêu khả giác sẽ chỉ là hư ngôn nguỵ ngữ mà thôi; lý
tính, trong tư cách đó, sẽ là không nền tảng, một chuyện giả tưởng hoang đường.
Nhưng nếu nó đảm nhận một chức năng mặc khải thực sự, lúc đó nó khiến cho
một giác tính con người trở thành khả hữu, nó vượt qua trí thông minh loài vật,
nó có một kiến thức về Thượng đế, về tự do, về đức hạnh, về chân, thiện, mỹ. Nơi
con người, không có cái gì bên kia giác tính, và ý chí được soi sáng bởi lý tính,
ngay cả lý tính; bởi ý thức về lý tính và về những mặc khải của nó chỉ khả hữu
trong một giác tính. Với ý thức này, linh hồn sống động trở thành một hữu thể có
lý trí, một sinh vật người. Đối với Thượng đế chúng ta không gán cho Ngài lý
tính, cũng như không gán cảm tính. Ngài hoàn toàn tự đầy đủ cho chính mình,
không cần bất cứ cơ quan nào. Ngài có ưu thế tuyệt đối của hữu thể tự thân và sự
tự tri hoàn toàn độc lập: giác tính tối thượng thuần tuý, ý chí toàn năng thuần tuý.
Những ý tưởng này, mà đối với tác giả chỉ trở nên hoàn toàn rõ ràng và chỉ được
chuyển thành tri thức chính xác trong thời gian sau, theo quá trình những cuộc
tranh đấu để bảo vệ chúng, thì vào thời kỳ mà ông xuất bản quyển Đối thoại về
chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy thực, còn bị che mờ bởi màn sương của
những quan niệm đang thống trị. Cùng với các triết gia đồng thời, ông đã gọi là lý
tính cái không phải là lý tính: cái năng lực đơn thuần của những khái niệm, phán
đoán và lý luận, nó bay lơ lửng bên trên cảm tính, không có khả năng rút ra trực
tiếp từ cái phông của chính mình bất kỳ một mặc khải nào. Còn đối với cái gì
đích thực là lý tính: năng lực tiền giả định cái chân, cái thiện, cái mỹ tự thân, với
đầy đủ niềm tin vào tính hiệu quả khách quan của tiền giả định này, ông đã trình
bày nó, dưới cái tên gọi năng lực để tin (la faculté de croire), như một chức năng
cao hơn lý tính; chuyện này đã tạo cơ hội cho những hiểu lầm tai hại, và nói
chung, làm ông ta rơi vào những khó khăn rối rắm trong việc diễn đạt và trình
bày cách suy nghĩ thực sự của mình (2)… Đó là vì, từ Aristote (3), một cố gắng
không ngừng gia tăng trong các trường phái triết học để đem tri thức trực tiếp nói
chung phụ thuộc vào tri thức gián tiếp, đem năng lực tri giác, vốn ở cỗi nguồn và
nền tảng của tất cả, phụ thuộc vào năng lực suy tư, bị điều kiện hoá bởi sự trừu
tượng, đem kiểu mẫu phụ thuộc vào bản sao, đem hữu thể phụ thuộc vào từ ngữ,
đem lý tính phụ thuộc vào giác tính, và ngay cả gom lại và qui toàn bộ cái kia (lý
tính) vào cái này (giác tính). Từ nay, không có cái gì là có giá trị chân lý nếu
không được chứng minh, chứng minh đến hai lần: lần lượt trong trực quan và
trong khái niệm, trong sự vật và trong hình tượng của nó hay trong từ ngữ, và chỉ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.