hoặc là đưa đến một thứ duy vật thuần tuý, hoặc là không để cho tri thức một
bóng mờ nào của sự kiên xác hay của chân lý nào (8)? Hẳn là phải có chứ, nếu
như một lực cho đến lúc đó hãy còn chưa được biết đến trong triết học không
hiện ra để ngăn cản chuyện đó. Chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm hiện ra và dàn
xếp mọi chuyện (9). Lý tính, theo thuyết là bị dung hoá trong giác tính, như vậy
có thể tái xuất dưới hình thức thực tiễn, bên kia giác tính, thiết định và điều khiển
một niềm tin cao hơn mọi kiến thức, niềm tin vào cái gì vượt qua những giác
quan và giác tính, và ngay cả lý tính. Friedrich JACOBI Dẫn luận vào toàn bộ
những bản văn triết học của tác giả 1. Ở đây Jacobi thú nhận đã chia sẻ quan điểm
mà ông tố cáo, đã nhìn thấy trong lý tính, cùng với các triết gia khai sáng, năng
lực đơn giản của những khái niệm, những phán đoán và những lý luận. 2. Jacobi
từng bị lên án là một kẻ huyền học, phi lý chủ nghĩa. 3. Phong trào khai sáng qui
ngược về Aristote là người chịu trách nhiệm đối với quan niệm lôgích về lý tính.
Thật ra phải ngược về đến Platon nữa kia. 4. Những người tự nhận là duy lý, lầm
lẫn về bản chất của lý tính, đã đánh đổ những người duy lý thật sự, bằng cách gọi
họ, với ý đồ bêu riếu, là những triết gia của tình cảm, hay của con tim. 5. Protée:
thần Hy Lạp, con thần Poséidon, có khả năng biến hình theo ý muốn và tiên đoán
tương lai cho ai có thể buộc thần làm điều đó. 6. "Không có gì trong trí tuệ mà
trước đó không có trong giác quan". Châm ngôn của mọi chủ nghĩa duy nghiệm,
được gán cho Aristote. 7. Đây không phải là lời trích dẫn đúng nguyên văn, mà
Jacobi thực ra đã diễn tả sai lệch lý thuyết của Kant về lý tính. 8. Chủ nghĩa duy
vật hay chủ nghĩa hoài nghi, đó là hai triết học duy nhất khả hữu chừng nào người
ta còn chưa thấy lý tính như là năng lực tri giác cái siêu khả giác. 9. Am chỉ đến
học thuyết về những định đề của Lý tính thực tiễn: tự do, sự bất tử của linh hồn,
tồn tại của Thượng đế mà chúng ta không biết được bằng tri thức tư biện, lại được
yêu cầu bởi lý tính thực tiễn, và đó là đối tượng của một tri thức thực tiễn.