Bí ẩn khải lộ (Le secret révélateur)
Nghịch lý thay, thị hiếu và việc sử dụng bí ẩn của hội Tam điểm, chính chúng lại
soi sáng. Tại sao người ta gia nhập một cách nghiêm túc, trong thế kỷ XVIII, vào
một hội kín, nếu như người ta đã hoàn toàn thoả mãn với khung cảnh công khai
trong đó người ta đang sống: những định chế chính trị, tôn giáo truyền thống, các
hội đoàn khác nhau, các nghị viện, các Hàn lâm viện… Mỗi một "huynh đệ" tìm
trong hội đoàn cái gì mà họ không tìm thấy được ở nơi khác.
Và có lẽ, cả cái khả tính, cho những nhà quí tộc và người bình dân, gặp gỡ nhau,
trong bóng mờ, trong tình hữu nghị bình đẳng, mà họ không thể phô trương giữa
ánh sáng công khai. Và còn nữa, trong tính đa dạng của những ứng xử cá nhân rất
tự do phóng khoáng, một cơ hội biểu lộ những tư tưởng độc đáo, đưa ra kiểm
chứng những học thuyết ít nhiều có tính dị giáo hay phá cách (hérétique/ non-
conformiste), cảm thấy tình liên đới được bảo vệ khỏi những giằng xé của đời
sống xã hội công khai.
Tất nhiên trong hội Tam điểm không phải chỉ có toàn những nhà cách mạng,
những nhà cải cách hay những tay phiến loạn! Nhưng hầu như mọi kẻ chống đối
đều được đón rước ở đó, thoát khỏi những tia nhìn thiếu thiện cảm.
Khuynh hướng chung (la tendance générale)
Để biện minh sự tồn tại công khai của mình, các hội quán phổ biến công tác từ
thiện hay chuyện làm ăn hợp pháp nào đó. Những công việc này có thể được thực
hiện không phải trực tiếp từ hội viên và hoàn toàn công khai. Thật khó tin rằng
một người như Goethe hay Fichte lại xin khai tâm vào hội Tam điểm chỉ để tham
gia công tác xoá đói giảm nghèo!
Một số hội quán rõ ràng mang tính trí thức và triết lý hơn, như "Chín tỉ muội" ở
Paris. Hội quán này tạo ra và kích hoạt những chi điếm rất quan trọng như Bảo
tàng Bordeaux, hội xã của Fauchet và Bonneville, những thư viện, những tập san
như Nguyệt san thành Berlin.
Trong đa số những biểu hiện bên ngoài này, người ta nhận thấy chủ nghĩa cấp tiến
trong ý thức hệ của phần lớn các hội quán, mà ta nên đánh giá theo những tiêu