Thuyết Duy Danh Của Các Triết Gia Hoài Nghi Khinh Bạc
(Le Nominalisme Des Cyniques).
Ý niệm không hề tồn tại
Giản qui tất cả thực tại và những cái khả giác cá thể đã đưa trường phái Cynique
đến chỗ chấp nhận một quan điểm tương tự như quan điểm của Stilpon, một triết
gia phái Mégarique, và từ khước, chống lại Platon, về sự tồn tại của các Ý niệm
cũng như khả năng gán cho chủ ngữ một vị ngữ hay một đặc tính bằng cách nối
kết chủ thể khả giác cá biệt (le sujet sensible singulier) vào với một ý niệm (mà ở
đây được coi là không có sự tồn tại). Các ý niệm chỉ là những tên gọi, những
danh từ không hơn không kém và diễn từ là một hiệu quả của ngôn ngữ, nó liên
kết và điều phối những danh từ này.
SIMPLICIUS (Nhà bình luận theo tân phái Platon vào cuối thế kỷ thứ sáu)
Những triết gia hoài nghi khinh bạc triệt để huỷ bỏ sự tồn tại của những phẩm
tính, trong khi giản qui sự tồn tại cho cá thể được định tính mà thôi (tout en
réduisant L’existence au seul individu qualifié): đó là trường hợp của Antisthène,
người trong một cuộc tranh luận với Platon đã tuyên bố: "Này Platon, một con
ngựa thì tôi thấy rõ lắm, nhưng tính ngựa thì tôi chưa thấy bao giờ" (1)
SIMPLICIUS, Bình luận về các phạm trù của Aristote.
Tính ngựa, tạm dịch chữ la chevaliníte, là chỉ ý niệm về ngựa theo Platon. Trong
một chương sau, về Platon, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về học thuyết ý niệm của
ông. Cũng giống như biện giả Công tôn Long của Trung Quốc, khi ông nói rằng
"Bạch mã phi mã" (ngựa trắng không phải ngựa) có nghĩa là con ngựa trắng này -
là một con vật cụ thể - thì không phải là Ngựa, như một ý niệm phổ quát.
Thực chất của diễn từ thuần tuý chỉ là ngôn từ
ARISTOTE
Sự khó khăn do trường phái Antisthène nêu lên không phải là không hợp thời. Họ
cho rằng không thể định nghĩa yếu tính, bởi vì định nghĩa cũng chỉ là ngôn từ lẩn