DIOGÈNE LẶRCE, Cuộc đời các hiền nhân
1. Ménippe de Gadara, nhà thơ và triết gia phái hoài nghi khinh bạc, thế kỷ thứ ba
tr.CN.
2. Nhân vật này được lưu danh trong sử sách chỉ nhờ sự kiện là đã mua Diogène
làm nô lệ.
3. Tác giả mà ta chỉ biết qua tác phẩm duy nhất này.
Chống lại Platon: ý tưởng con người không hiện hữu
Antisthène và Diogène và nói chung là trường phái Cynique, chỉ bám vào thực tại
duy nhất của những cái khả giác, cá thể. Diogène cũng phê bình Platon và phủ
nhận sự tồn tại của ý niệm con người.
Một ngày nọ có người hỏi Diogène ông có thấy nhiều người không, ông trả lời:
"Không", nhưng với một người khác hỏi ông có thấy một đám đông không, ông
trả lời: " Có". Platon đã định nghĩa người là một con vật hai chân và không lông
vũ, và thính giả chấp nhận câu định nghĩa ấy. Diogène bèn mang đến một con gà
trống vặt trụi lông, ném ra giữa sân trường và nói: "Đây là con người, theo định
nghĩa của Platon!"
Thế là Platon phải bổ túc định nghĩa của ông về con người: "Và nó có những
móng bằng và rộng".
DIOGÈNE LẶERCE, Cuộc đời các hiền nhân
Diogène thường lang thang giữa ban ngày, tay cầm một ngọn đèn lồng, mà lặp đi
lặp lại: "Ta tìm một con người."(a)
DIOGÈNE LẶRCE, Cuộc đời các hiền nhân
Câu này người ta thường giải thích là: ta đi tìm một con người đích thực, một con
người xứng với tên gọi là người, một bậc hiền nhân, đáng mến phục v.v… Thật
ra, hành động này của Diogène là để phi bác ý niệm người của Platon, bởi ông
cho rằng ý niệm người không tồn tại trong thực tế.