bởi vì chúng là những người đầu tiên phát hiện ra những khuyết điểm nơi chúng
ta. Phải coi trọng một con người thiện tâm hơn cả một người thân. Với đàn ông
và với đàn bà, đức hạnh vẫn là một.Điều thiện thì đẹp, điều ác thì xấu. Tất cả
những gì bất công, cần phải xem như là xa lạ trước mắt chúng ta. Thận trọng là
tường thành vững chắc nhất, bởi nó không bao giờ sụp đổ và không bao giờ bị
giao nộp cho kẻ thù vì sự phản bội. Cần xây dựng trong tâm hồn chúng ta những
tường thành vững chắc không gì công phá nổi.
Bậc hiền giả này - Antisthène, diễn thuyết nơi một quảng trường gọi là
Cynosarge, gần nơi cổng thành của đô thị; từ đó mà người ta gọi môn phái của
ông là những triết gia Cyniques. Còn ông tự gọi mình là: "Con chó chân chính".
(3)
DIOGÈNE LẶRCE, Cuộc đời các hiền nhân
1. Đức hạnh (La Vertu), tiếng Hy Lạp là Arêtè cũng có nghĩa là sự ưu việt.
2. Dioclès de Magnésie, nhà sưu tập cổ văn của thế kỷ thứ nhất, nguồn quan trọng
cho hiểu biết của chúng ta về các triết gia khắc kỉ.
3. Tiếng Hy Lạp Kunos hay Cynos chỉ con chó.
DIOGÈNE
(Khoảng 413 - 327 trước C.N.)
Nguyên quán ở Sinope, ven bờ nam của Biển Đen, Diogène là khuôn mẫu (hơn là
Antisthène) mà những môn đồ phái hoài nghi khinh bạc muốn noi theo. Ông chia
sẻ đời mình giữa Athène và Corinthe.
Người ta sẽ đọc với nhiều hứng thú quyển sách sưu tập giai thoại mà Diogène
Lặrce (thế kỷ thứ ba) đã góp nhặt về nhân vật này (quyển Cuộc đời của các bậc
hiền nhân), vừa là tên nô lệ, kẻ khiêu khích bẩm sinh, nhưng cũng là triết gia và
thi sĩ. Nếu tư tưởng chính trị và đạo đức của ông có tầm quan trọng đáng kể, thì
sự phản tư (réflexion) của ông về những ý tưởng và về thực tính của những ý
niệm đã biến ông thành một môn đồ của Antisthène và một người tiên phong của
các triết gia khắc kỉ, góp phần phát minh ra thuyết duy danh (nominalisme):