khước từ "mọi quyền năng cứu rỗi" đối với biện chứng pháp, với mỹ từ pháp và
với các khoa học. Sự phê bình của ông đối với ngôn ngữ "khiến cho việc tranh
cãi, sai lầm và những mâu thuẫn được loại trừ " làm cho ông gần gũi hơn với các
triết gia Mégariques và đặt ông đối lập mạnh mẽ với Platon, Aristote và các biện
giả.
Chống lại Platon, Antisthène "chỉ chấp nhận sự tồn tại của hữu thể cá biệt và cụ
thể".
Một hiền nhân
Trong việc tuyển chọn những câu mà Diogène Lặrce gán cho Antisthène, người ta
nhận ra phần lớn là những châm ngôn biểu đạt sự khôn ngoan. Những nét này
không chỉ cần được qui về Socrate mà còn về những người thừa kế các triết gia
hoài nghi khinh bạc là những người đầu tiên phác thảo ra chân dung của bậc hiền
nhân lý tưởng.
DIOGÈNE LẶERCE (Nhà sưu tập cổ văn, hậu bán thế kỷ thứ hai, đầu thế kỷ thứ
ba).
Đây là những câu châm ngôn chính của ông: Đức hạnh (1) có thể được giảng dạy
- Những người đức hạnh thì đáng tôn quý - Đức hạnh đủ đem lại hạnh phúc mà
không cần tạo ra cái gì khác hơn là sức mạnh tinh thần của Socrate. Nó hệ tại nơi
hành động chứ không phải trong những lời nói, cũng không phải trong những học
thuyết - Bậc hiền nhân thì tri túc an nhiên tự tại, bởi ông vui với đạo lớn nên
chẳng hiềm vì những cái thiếu nhỏ. Không cầu danh thì cũng tốt như biết chấp
nhận đau khổ. Hiền nhân không sống theo luật lệ của xã hội mà theo tiếng gọi của
đức hạnh.
Diocles (2) còn gán cho ông những câu sau đây: Đối với hiền nhân, không có gì
là xa lạ, không có gì khiến phải bối rối. Con người thiện tâm đáng được yêu quý.
Nên làm bạn với những người đức hạnh. Nên kết đồng minh với những kẻ có tâm
hồn cao quý và công chính. Đức hạnh là một vũ khí mà ta phải luôn giữ bên
mình. Thà tấn công tất cả những tên láu cá trên đời này với chỉ một nhóm những
người dũng cảm công chính thì vẫn tốt hơn là cùng với một đoàn lũ những tên láu
cá đi tấn công một nhóm người trung chính. Phải luôn luôn cảnh giác với kẻ thù