TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 126

quẩn mà thôi (a). Do vậy, chỉ có một thứ bản thể có thể được định nghĩa và công
bố: đó là bản thể kết hợp (b), dầu là khả giác hay khả niệm; nhưng những phức
hợp tổng quát nhất mà bản thể này được tạo ra thì không thể định nghĩa (c), bởi vì
đưa ra một định nghĩa về một sự vật có nghĩa là qui nó về một sự vật khác, và
một phần của câu định nghĩa phải giữ vai trò của chất thể và phần kia, vai trò của
mô thể.

ARISTOTE, Siêu hình học

a. Đây là một định nghĩa có hàm ý xấu về cái mà về sau người ta sẽ gọi là thuyết
duy danh.

b. Điều này trùng hợp với quan niệm của Aristote; ông nghĩ rằng bản thể như một
hợp thể (composé), giữa chất thể và mô thể.

c. Không có cái nào trong những nguyên tố của tập hợp (assemblage) mà các triết
gia Cyniques nghĩ rằng hiện hữu lại chấp nhận yếu tính thật sự, ý niệm hay định
nghĩa (những điều mà tiếng Hy Lạp gọi chung bằng từ Logos). Diễn từ liên kết
những thực thể duy danh (entités nominales) không có yếu tính, theo Platon và
không có mô thể, theo Aristote.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.