TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1251

Adam Smith đã lấy lại trong một tổng hợp độc đáo những yếu tố đến từ
Mandeville, những triết gia Anh quốc như Hutcheson, Locke, Hume và của
Quesnay người cho rằng sự phú cường của các quốc gia không nằm trong lượng
vàng bạc tồn trữ, vốn không tiêu thụ được, mà trong những của cải tiêu thụ được,
được sản xuất và tái sản xuất bởi lao động xã hội. Vậy là đối với Smith cũng như
đối với Quesnay, sự phú cường được sinh ra từ hành vi sản xuất. Như thế họ đối
nghịch với những nhà trọng thương.

Vậy là Smith quan tâm đến phúc lợi của người dân (mức sống của họ), khảo sát
những yếu tố tạo nên sự phú cường của quốc gia, và suy nghĩ về những điều kiện
tăng trưởng mức sống của dân chúng. Cấu trúc học thuyết của Smith nằm trên
định đề về sự hoà hợp tự nhiên giữa các quyền lợi (mọi chuyện xảy ra cứ như thể
là có một bàn tay vô hình dẫn dắt cá nhân ích kỷ chỉ biết tìm quyền lợi riêng, lại
làm tăng tiến quyền lợi chung), và trên lý thuyết về giá trị-lao động. Trong cấu
trúc lý thuyết này, nơi mà tính vị kỷ đủ để làm cho nền kinh tế vận hành, vai trò
của Nhà nước được giảm đến mức tối thiểu. Trong số những yếu tố làm tăng
trưởng sự phú cường, của các quốc gia, Smith đặt dấu nhấn lên vai trò cốt yếu
của việc phân công lao động. Cuối cùng, phúc lợi của dân chúng không chỉ phụ
thuộc vào các khả năng sản xuất của nền kinh tế mà còn vào cách thức phân chia
lợi tức. Vậy là sự giàu mạnh đến từ lao động. Giá trị trao đổi hàng hoá nằm trên
lao động. Đối với Smith, lao động sản xuất là mọi hình thức lao động tác động
lên vật chất nói chung, chứ không chỉ lên đất đai (như đối với Quesnay). Vậy là
những dịch vụ bị Smith coi như phi sản xuất. Sau này, Jean Baptiste Say (1767 -
1832) sẽ chỉ ra rằng sản xuất cũng có thể là phi vật thể, do vậy cũng nên coi dịch
vụ như là sản xuất.

Adam Smith đã thành lập trường phái kinh tế học cổ điển và tác phẩm của ông đã
là điểm khởi hành cho những suy tư phong phú của David Ricardo (1772 - 1823)
và của Karl Marx (1818 - 1883). Với quyển Nguyên lý của kinh tế chính trị và
thuế khoá (1817) Ricardo cung cấp công trình lý thuyết mạnh mẽ nhất cho trường
phái này. Ông làm rõ hơn những khái niệm đã được Smith vận dụng và cho chúng
tính nghiêm xác hơn (nhất là khái niệm liên quan đến giá trị lao động). Ông sáng
tạo những cách thức lý luận (như lối lý luận biên tế - le raisonnement à la marge)
cực kỳ phong phú và ngày nay vẫn còn thông dụng. Ông cũng thiết lập định đề về

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.