TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1252

năng suất giảm dần (le postulat des rendements décroissants) - một định đề làm
nền tảng cho mọi nền kinh tế vi mô đương đại.

Việc đặt lại vấn đề đối với lý thuyết kinh tế cổ điển

Ngày nay người ta không cần chấp nhận lý thuyết giá trị lao động nữa. Ngay từ
phần tư thứ ba của thế kỷ XIX, trường phái tân cổ điển đã thay thế trường phái cổ
điển. Các tác giả Jevons, Menger, Walras, Pareto không còn đặt giá trị trên lao
động nữa mà trên lợi ích và ưu đãi lối lý luận biên tế. Tuy nhiên, những người tân
cổ điển vẫn còn khai triển một tư tưởng tự do.

Chủ nghĩa tự do không thể thiếu cho việc ra đời của tư tưởng kinh tế tự trị. Điều
này, những nhà tư tưởng quan trọng cỡ Hegel đều biết rõ. Nhưng một khi tính tự
trị của diễn từ kinh tế được bảo đảm vững vàng, một tư tưởng kinh tế với yếu tính
khác sẽ nở ra. Nếu người ta chứng minh rằng (như Marx và Keynes với lôgích
riêng của họ)"bàn tay vô hình" của Smith không vận hành vì lợi ích chung, lúc đó
người ta diễn dịch rằng sự can thiệp của Nhà nước là chính đáng và cần thiết.
Như thế kinh tế học có thể lại trở thành chính trị (mà không phụ thuộc vào chính
trị) và người ta có thể đọc lên một diễn từ khác hơn là diễn từ tự do.

Gérard Caplanne

1. Xem Max Weber, Đức lý Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản.

2. Xem Karl Marx, Tư bản luận, tiết thứ tám "Tích luỹ ban đầu".

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.