TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1256

quyển Khoa học Lôgích, Triết học tự nhiên và Triết học tinh thần. Một ấn bản
mới còn xuất hiện năm 1830. Những tác phẩm như cuốn Những nguyên lý của
triết học pháp quyền, chẳng hạn, chỉ là sự phát triển một số phần của Bách khoa
thư. Về công trình đồ sộ này người ta có thể nói nó là "tác phẩm trọn bộ".

QUAN NIỆM CỦA HEGEL VỀ TRIẾT HỌC

Triết học* không chỉ là yêu mến sự hiểu biết, như nơi Socrate, mà còn là "kiến
thức hiệu thực" [Hiện tượng học tinh thần, Lời tựa I, 1]. Đối tượng của nó là tri
thức về chân lý, nghĩa là về tuyệt đối thể, vốn là ý niệm (Begriff - concept). Là
khoa học ưu việt nhất, nên tất yếu nó mang hình thức hệ thống, bởi vì hình thức
này được ấn định cho nó bởi chính đối tượng: toàn bộ những trung gian tạo thành
đời sống của tuyệt đối thể (das Absolute).

Phản ánh đời sống của đối tượng, chính hệ thống là một tư tưởng sinh động vì
mọi trung gian (Vermittelung - médiation) là bước quá độ vào một hạn từ đối lập,
vậy là có vận động và sự sống, trong khi mà trong tính trực tiếp/ phi trung gian
của nó, ý kiến là một chủ nghĩa duy tâm và khô chết. Triết học Hegel là một chủ
nghĩa vô tâm tuyệt đối nó đồng nhất hoá hoàn toàn hữu thể và khái niệm: tinh
thần là tất cả thực tại, nó là Ý niệm tuyệt đối, thiêng liêng.

* Triết học (philosophie) theo từ nguyên Hy Lạp philosophia là "yêu mến sự hiểu
biết" (Liebe zum Wissen - Amour du Savoir) còn theo Hegel triết học phải là tri
thức hiệu thực (Wirkliches Wissen - Savoir effectivement réel).

Tính cố định của các tư tưởng là bất tương thích với chân lý (La fixité des
pensées est inadéquate à la vérité)

Giác tính (Verstand - entendement) là tư tưởng với tính cách nó tuyệt đối hoá
những sự đối nghịch dưới hình thức của sự li tiếp lôgích "hoặc là…hoặc là". Bất
lực trong việc tái hợp nhất những gì nó đã phân li, nghĩa là giải quyết mâu thuẫn,
giác tính cách ly, giác tính khô cứng không thể nắm lấy đời sống của tuyệt đối
thể, vận động tự thực hiện của khái niệm qua đó khái niệm tự chuyển hoá thành Ý
niệm, Ý niệm là nhất tính của khái niệm và hiện hữu. Sự phân biệt giữa giác tính
(không biện chứng) và lý tính (biện chứng) là cốt yếu nơi Hegel. Nhưng qui trình
biện chứng của lý tính (Vernunft) bao hàm giác tính (Verstand) như một thời đoạn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.