TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1258

(Vorstellung - repré senttation) giác tính, nghĩa là như vận động qua đó cái phổ
quát (cái tuyệt đối) do sự tự phủ nhận, trở thành cái đặc thù (cái hữu hạn, hiện
tượng) trong khi vẫn đồng nhất với chính mình. Như thế khái niệm là cái phổ
quát cụ thể, Ý niệm tuyệt đối, cái đúng, cũng là cái toàn thể. Chính cái phổ quát
cụ thể này (đối lập với phổ quát tính trừu tượng của giác tính) mà siêu hình học
cũ thiếu sót.

Tiền giả định của siêu hình học cũ là tiền giả định của niềm tin ngây thơ nói
chung, là cho rằng tư tưởng lãnh hội tự thân các sự vật (1), rằng các sự vật chỉ là
những gì chúng thực sự là, với tư cách là những vật được suy tư. Tâm hồn cảm
thụ của con người và thiên nhiên là thần Protée biến hình không ngừng, và đó là
một suy nghĩ mà người ta sẽ nhanh chóng tiến đến, suy nghĩ theo đó các sự vật
nơi tự thân không phải như chúng tự biểu hiện một cách tức thì. Quan điểm -
được nêu ra ở đây - của siêu hình học cũ là điều ngược lại với những gì mà triết
học phê phán đạt tới như kết quả. Người ta có thể nói rằng, theo kết quả này, con
người sẽ bị giản quy thành một thứ hình nhân bằng rơm, chẳng có chút giá trị nào
(2).

Vậy mà, đối với cái gì liên quan một cách sít sao hơn đến hướng đi của nền siêu
hình học cũ này, ta nên lưu ý về đề tài này rằng nó không vượt qua tư tưởng của
giác tính đơn thuần. Nó tiếp nhận tức thời những qui định tư tưởng trừu tượng và
công nhận chúng có giá trị là những thuộc tính của cái đúng. Khi đụng đến vấn đề
tư tưởng, người ta phải phân biệt tư tưởng hữu hạn, thuộc về giác tính đơn thuần,
với tư tưởng vô hạn, thuần lý (3). Những quy định tư tưởng, như người ta tìm
thấy nơi đó, trong tính tức thời, phi trung gian của chúng, trong sự đặc thù hoá
của chúng, là những quy định hữu hạn. Nhưng cái đúng là cái nơi chính nó, là vô
hạn, nó không thể diễn tả hay đưa về ý thức bằng phương tiện của cái hữu hạn
(4).

Tư tưởng của siêu hình học cũ là một tư tưởng hữu hạn bởi vì nền siêu hình học
này vận động trong những quy định tư tưởng mà giới hạn có giá trị đối với nó
như một cái gì cố định đến lượt nó không bị phủ nhận. Chẳng hạn người ta đặt
câu hỏi: "Thượng đế có một tại thể không? (Dieu a_t_il un être_là?)" và tại thể ở
đây được coi như một cái gì thuần tuý tích cực, như một cái gì tối hậu và ưu
việt…

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.