Như vậy nền siêu hình học cũ quan tâm tìm hiểu xem những thuộc từ của loại đã
kể có thể được gán cho các đối tượng của nó hay không. Nhưng các thuộc từ này
là những quy định bị hạn chế của giác tính, chúng chỉ diễn tả một giới hạn, chứ
không phải cái đúng. Về đề tài này, cũng còn phải đặc biệt lưu ý (5) làm thế nào
cách tiến hành hệ tại chỗ gán những thuộc từ cho đối tượng sở tri, chẳng hạn cho
Thượng đế. Nhưng lúc đó chính là một suy tư từ bên ngoài về đối tượng, bởi vì
những quy định (những thuộc từ) đều sẵn sàng trong biểu tượng của tôi và được
gán cho đối tượng một cách thuần là bên ngoài (6). Trái lại, tri thức đích thực về
một đối tượng phải có bản chất là nó tự quy định từ chính mình, và không tiếp
nhận những thuộc tính từ bên ngoài (7).
Friedrich HEGEL, Bách khoa thư các khoa học triết học, I.
1. Các sự vật như chúng là, trong chân tính của chúng.
2. Phê phán triết học Kant, mà theo Hegel, là một học thuyết chủ quan.
3. Biện chứng pháp.
4. Đó là mâu thuẫn lớn của siêu hình học cũ.
5. Cái hữu hạn là cái không có thực.
6. Và không phải được đặt ra bởi chính vận động của sự vật, sự phát triển của đối
tượng (cái tuyệt đối).
7. Đó là đặc điểm của biện chứng pháp nội tại đối với khái niệm.
Phê phán chủ nghĩa phê phán của Kant: tư tưởng tự thân, tư tưởng về vô hạn
Triết học Kant là sự phủ định nền siêu hình học cũ, mà nó gọi tên là "triết học
giáo điều" và "biểu kiến siêu nghiệm" (apparence transcendentale). Tuy nhiên nó
lại đồng nhất với thứ triết học kia như là tư tưởng của giác tính. Khi muốn giới
hạn tri thức vào những hiện tượng mà thôi, Kant đã chận đường đến với chân lý
của tư tưởng, bởi vì hiện tượng, với tính cách là cái hữu hạn, chính là cái không
thực. Nhưng sự hiểu biết về những giới hạn tạo nên một vật như là hữu hạn tiền
giả định kiến thức về những gì vượt qua các giới hạn nghĩa là đến vô hạn, theo