TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1265

Đó là sự suy nghĩ hữu hạn, bên ngoài sự vật, của giác tính (theo nghĩa người ta
suy nghĩ về cái gì).

Nội tại nơi chính sự vật, nghĩa là nơi khái niệm.

Hiển nhiên là nói về khoa học triết học.

Đồng nhất tính của đồng nhất tính với phi đồng nhất tính.

Nghĩa là cái gì được trung gian hoá.

Đối với Hegel, cái cụ thể (le concret) không phải là cái khả giác mà là khái niệm,
nhất tính của những quy định chúng "cùng nhau tăng trưởng" (theo từ nguyên
Latinh: concresco).

Nghĩa là những biểu tượng của giác tính "trừu tượng".

Lôgích học của giác tính (theo Aristote), được đặt ra, trong sự trừu tượng, như là
có giá trị tuyệt đối. Đó là một vô hạn giả tạo.

LÔGÍCH HỌC

"Lôgích học là khoa học về Ý niệm thuần tuý, nghĩa là về Ý niệm trong yếu tố
trừu tượng của tư tưởng". Là khoa học về Ý niệm tự thân (l’Idée en soi), chưa bị
phóng thể như thiên nhiên, lôgích của Hegel không phải là lôgích hình thức như
của Aristote. Hegel, người không ngừng phê phán chủ nghĩa hình thức trong mọi
lãnh vực (lôgích học, đạo đức học, mỹ học) - cho lôgích cái nội dung là sự phát
triển của những tính quy định khác nhau của Ý niệm thuần tuý, nói cách khác là
những phạm trù phổ quát nhất của hữu thể và của tư tưởng. Lôgích học phải
chứng minh tính tất yếu mà các phạm trù phái sinh cái này từ cái kia bởi tính
năng của sự phủ định như là trung gian biện chứng. Thế là diễn ra việc diễn dịch
những phạm trù mà, theo Hegel, triết học Kant đã bất lực không thể hoàn tất khi
để cho"bảng phạm trù" (la table des catégories) vấy đầy kiện tính (facticité) và
vậy là, đầy ngẫu tính (contingence).

Là nền tảng của hệ thống, lôgích là phần trừu tượng nhất và khó nhất đối với giác
tính thông thường vốn không có thói quen vận động trong những tư tưởng thuần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.