TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1306

khác mà bây giờ chúng ta phải trả lời: mặt cảm quan cần thiết cho nghệ thuật xuất
hiện như thế nào với tính cách một chủ thể sáng tạo.

Hoạt động chủ quan của nghệ sĩ tiêu bểu ở chỗ nó có những đặc điểm mà chúng
ta đã thấy tồn tại khách quan trong tác phẩm nghệ thuật. Hoạt động ấy cần phải là
một thứ hoạt động tinh thần đồng thời có được ở mình yếu tố cảm quan và trực
tiếp. Song hoạt động này không phải là một công tác máy móc, không phải là sự
khéo léo vô tình ở trong các biện pháp cảm quan hay là một hoạt động hình thức
theo những quy tắc đã quy định cứng nhắc, cũng không phải là một sáng tạo khoa
học đã chuyển từ cảm quan sang những biểu tượng trừu tượng và những tư
tưởnghay là được thực hiện hoàn toàn ở trong các yếu tố của tư duy thuần túy. Ở
trong sáng tác nghệ thuật, yếu tố tinh thần và yếu tố cảm quan cần phải thống
nhất làm một.

Chẳng hạn khi xây dựng các tác phẩm thơ, dường như ngay từ đầu, ta có thể thể
hiện tư tưởng dưới hình thức văn xuôi, đoạn cấp cho nó những hình ảnh, thể hiện
bằng ngôn ngữ có vần v.v… kết quả là hình thức hình tượng chẳng qua chỉ là một
trang sức và một y phục bên ngoài khoác lên những tư tưởng trừu tượng mà thôi.
Song một biện pháp như vậy chỉ có thể tạo nên một bài thơ tồi mà thôi, vì cái mà
ở trong một tác phẩm nghệ thuật thực sự được thể hiện thành một thể thống nhất
gắn bó thì ở đây lại làm thành những hoạt động tách rời nhau.

Sáng tác chân chính này làm thành hoạt động của hư cấu nghệ thuật. Nó là một
nhân tố của lý tính, của tinh thần bởi vì nó tích cực vạch con đường đi tới ý thức,
song nó nói lên dưới hình thức cảm quan, bởi vì chỉ có làm thế thì hư cấu mới có
thể nhận thức được nó.

Ta có thể so sánh điều này với tính chất những câu nói của một người có được
một kinh nghiệm sống phong phú đồng thời lại sâu sắc và hóm hỉnh. Người này
tuy biết thông thạo cuộc đời yêu cầu những gì, cái gì là bản chất ràng buộc con
người lại với nhau, sức mạnh gì làm họ vận động và xuất hiện ở họ nhưng tuy vậy
anh ta vẫn không thể công thức hoá nó thành những quy tắc phổ biến của nội
dung ấy cho mình cũng không thể truyền đạt nó cho những người khác dưới hình
thức những suy nghĩ chung. Trái lại, anh ta dùng những câu chuyện cá biệt đã xảy
ra trong thực tế hay được bịa đặt ra, dùng những minh họa thích hợp v.v… để giải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.