Các tác phẩm nghệ thuật là những cái bóng khả giác (Les oeuvres d’art sont
des ombres sensibles)
Nghệ thuật là sự hiện diện khả giác của Ý niệm. Nhưng cái khả giác tạo thành
một giới hạn đối với Ý niệm mà nó sẽ vượt qua với tôn giáo và nhất là với triết lý.
Từ thiên nhiên đến nghệ thuật, cái khả giác được nâng lên đến hình thức ngoại
hiện (l’apparence) nghĩa là cái khả giác được lý tưởng hoá (le sensible idéalisé).
Ẩn dụ về cái bóng, có lẽ được gợi cảm hứng từ ẩn dụ cái hang của Platon, diễn tả
tiến trình phi thực hoá (la déréalisation progressive) của hình thức khả giác, từ
kiến trúc đến thi ca, ngang qua điêu khắc, hội hoạ và âm nhạc.
* Hai bài trích văn sau đây từ Mỹ học của Hegel, chúng tôi mượn bản dịch của
dịch giả Phan Ngọc (Nxb Văn học, 2005).
Hứng thú nghệ thuật còn khác dục vọng thực tiễn ở chỗ nó để mặc đối tượng của
mình tồn tại tự do ở trong “sự tồn tại cho mình”, trong lúc đó thì dục vọng phá
hủy đối tượng, bằng cách rút từ đó ra cái ích lợi cho mình. Sự lý giải nghệ thuật
khác sự khảo sát trí tuệ, sự khảo sát khoa học ở chỗ nó chú ý tới đối tượng ở
trong sự tồn tại đơn nhất của đối tượng chứ không cố gắng biến đối tượng thành
một tư tưởng phổ biến và một khái niệm.
(cc) Từ đó, ta thấy rằng mặc dầu tác phẩm nghệ thuật không thể tồn tại mà không
có chất liệu cảm quan nhưng cái chất liệu cảm quan này chỉ được phép làm thành
cái vỏ và cái ngoại hiện cảm quan mà thôi. Bởi vì tinh thần không tìm thấy trong
yếu tố cảm quan tác phẩm nghệ thuật cái vật chất cụ thể có tính một sự tồn tại bên
trong có tính chất kinh nghiệm và điều thể hữu cơ dồi dào là những điều mà dục
vọng đòi hỏi. Nó cũng không tìm cái tư tưởng phổ biến nằm ngoài hoàn toàn ở
trong lĩnh vực ý niệm. Trái lại, nó muốn tìm cái biểu hiện bên ngoài có tính chất
cảm quan, là cái trong khi vẫn có tính chất cảm quan, đồng thời lại thoát khỏi cái
chất liệu cảm quan, khỏi tính vật chất trần truồng.
Khác sự tồn tại trực tiếp của các đối tượng của tự nhiên, yếu tố cảm quan ở trong
tác phẩm nghệ thuật được chiêm ngưỡng nâng lên thành một ngoại hiện thuần túy
và tác pẩm nghệ thuật nằm ở chỗ trung gian giữa tính cảm quan trực tiếp và lĩnh
vực thuộc vào tư tưởng lý tưởng. Nó vẫn chưa phải là một tư tưởng thuần túy,