TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1351

Dù em là gì đi nữa.

Vì xét cho cùng hắn đâu có tìm cái hay cho mình, mà tìm cho một đệ tam nhân,
còn được cấu sinh, mặc dù cái ảo tưởng bao lấy hắn khiến hắn tưởng mình chỉ có
tìm hạnh phúc cho mình. Nhưng cứ cái điều không theo đuổi hạnh phúc cho riêng
mình cũng đã phết cho tình yêu say đắm cái nước sơn cao cả làm nó thành một
đối tượng đáng được thi ca tán tụng. - Sau hết, tình yêu còn chịu đựng được cả
với cái thù tột độ đối với đối tượng của nó; vì thế cho nên Platon đã từng so sánh
nó như tình yêu chó sói đối với cừu cái. Thật vậy, đó là điều xảy ra khi một kẻ si
mê không được toại nguyện vì một điều kiện nào đó, bất chấp mọi nỗ lực, mọi
van lơn của hắn.

I love and hate her

(Tôi yêu và ghét nàng)

Shakespeare

Lòng thù ghét người yêu, lúc đó bốc cháy, đôi khi đi xa đến mức hắn giết nàng
rồi tự xử lấy mình. Hàng năm thường xảy ra nhiều vụ như thế; cứ xem báo thì
biết. Nên lời thơ sau đây của Goethe rất đúng:

Bei aller verschmaehten Liebe!

Beim hoellischen Elemente!

Ich wollt’ich wusst’ was aerger’s, dass ich fluchen koennte

(Bị mọi tình yêu khinh bỉ, bị cái yếu tố độc địa!

Tôi muốn biết cái gì kinh khủng hơn thế nữa, để nói lên niềm bất hạnh của tôi!)

Quả thật người ta không thể bảo là khoa đại, khi một kẻ si tình gọi là độc ác cái
thái độ lạnh lùng và kiêu hãnh của người mình yêu đang tâm lấy nỗi đau khổ của
mình làm trò đùa. Vì hắn bị đặt dưới sự chế ngự của một nhu cầu tương tự như
bản năng của côn trùng, buộc hắn phải theo đuổi mục đích, bất chấp mọi lý luận
của lý trí và gạt bỏ mọi cái ra sau; hắn không tài nào trốn thoát. Đâu phải chỉ có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.