TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1405

liên kết tất yếu mà chỉ là những kế tiếp thường hằng (Il n’y a pas de connexions
nécessaires mais des successions constantes).

Trong khi để ý quan sát trật tự tổng quát của thiên nhiên và quan sát trật tự đặc
thù của mỗi hiện tượng, phương thức khoa học nhất không thể nào khác hơn là
một hình thức được làm cho hoàn hảo của cái phương thức đã được noi theo lúc
đầu bởi trí tuệ chưa được khoa học hướng dẫn. Khi ý tưởng nghiên cứu những
hiện tượng bằng một phương pháp nghiêm xác hơn và chắc chắn hơn là phương
pháp mà họ đã chấp nhận một cách hồn nhiên, đến với con người, con người
không thể - để làm theo cái phương châm hay tuyệt nhưng lại bất khả thi của
Descartes - khởi đi từ giả định rằng không có gì là đã chắc chắn cả (1). Một số rất
lớn những sự đồng dạng tồn tại nơi những hiện tượng thì thường hằng và dễ quan
sát đến nỗi gần như chúng buộc ta phải công nhận. Có những sự kiện được đi
kèm một cách vĩnh hằng, thường xuyên bởi một số sự kiện khác khiến con người
học cách - giống như trẻ con học điều đó - chờ đợi những sự kiện này khi những
sự kiện khác xuất hiện, rất lâu trước khi biết công thức hoá sự chờ đợi của họ
bằng một mệnh đề xác nhận tồn tại của một sự liên kết giữa các hiện tượng.
Không cần có kiến thức khoa học để biết rằng thịt cá nuôi dưỡng ta, rằng nước
làm giảm cơn giải khát, rằng mặt trời đem lại ánh sáng và hơi nóng, rằng mọi vật
nặng rơi xuống đất (2). Những nhà nghiên cứu khoa học đầu tiên ngưỡng mộ
những biến cố này và những biến cố tương tự như là những chân lý đã biết và
khởi đi từ những chân lý này để khám phá ra những chân lý mới; và họ đã không
lầm khi làm như thế, mặc dầu họ buộc phải - như về sau họ đã nhận ra điều đó -
đặt những sự tổng quát hoá ngẫu phát này vào một sự tu chính về sau, khi một tri
thức tiến bộ hơn khiến họ ấn định những giới hạn và cho thấy rằng chân lý của họ
tuỳ thuộc vào một vài tình huống chưa được nhận ra lúc đầu.

[…] Chúng ta chấp nhận khẳng định là có những con thiên nga màu đen, trong
khi chúng ta sẽ từ chối tin, dầu ai đưa ra bất kỳ chứng từ nào đi nữa, rằng có
những người mà đầu lại ở dưới vai. Bởi vì khẳng định đầu tiên thì có thể tin được
hơn là khẳng định sau. Nhưng tại sao lại là đáng tin hơn? Thiếu mọi quan sát thực
tế về sự kiện này hay sự kiện kia, thì có lý do gì để thấy rằng cái này khó tin hơn
cái kia? Hiển nhiên bởi vì là màu sắc nơi các động vật thì ít thường hằng hơn là
cấu trúc giải phẫu cơ thể học của chúng. Nhưng làm thế nào chúng ta biết điều
đó? Chắc hẳn là do kinh nghiệm. Vậy rõ ràng là chính kinh nghiệm dạy cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.