TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1407

vị lợi như trong mọi lý thuyết khác) thì đáng ao ước vì sung sướng nội tại trong
chính những điều ấy, hay như là phương tiện để đạt sự sung sướng và tránh đau
khổ.

Một lý thuyết về đời sống như thế khơi dậy sự ghê tởm đối với nhiều người. Giả
thiết rằng cuộc đời không có mục đích nào cao hơn là lạc thú - không có đối
tượng nào tốt hơn và cao thượng hơn để ao ước và theo đuổi - bị họ coi như là
một lý thuyết hoàn toàn thấp hèn và bần tiện; một lý thuyết bẩn thỉu chỉ đáng với
loài heo, và ngay từ xưa những người theo phái Epicurus đã từng bị gọi là những
con heo; và những người theo thuyết này ngày nay cũng thường bị so sánh như
thế bởi các triết gia đối thủ người Đức, Pháp, và Anh.

Khi bị so sánh như thế, các triết gia theo phái Epicurus thường trả lời không phải
họ, mà chính là những người tố cáo họ đã diễn tả bản chất con người một cách
thấp hèn, vì lời tố cáo này giả thiết rằng con người không có khả năng đạt lạc thú
nào khác ngoài những lạc thú thích hợp với loài heo. Nếu giả thuyết này đúng thì
không thể bác bỏ lời tố cáo này, nhưng nó sẽ không còn là một lời quy tội; bởi vì
nếu nguồn gốc của lạc thú nơi loài người cũng chỉ là một với loài heo, thì quy tắc
sống thích hợp với loài heo cũng thích hợp với loài người. Sự so sánh đời sống
theo kiểu Epicurus với đời sống của loài heo được cảm thấy là thấp hèn, chính là
vì các khoái lạc của loài heo không đủ thoả mãn những quan niệm của con người
về hạnh phúc. Con người có những khả năng cao hơn các dục vọng của loài vật,
và khi họ ý thức được điều này, họ sẽ không coi điều gì là hạnh phúc nếu nó
không đem lại sự thoả mãn. Thực ra tôi không có lỗi khi rút ra những hệ quả cho
hệ thống của họ từ nguyên tắc vị lợi. Để làm được điều này một cách thích hợp,
cần phải bao gồm nhiều yếu tố của thuyết Khắc kỷ và cả của Kitô giáo nữa.
Nhưng không có lý thuyết Epicurus nào mà không gán cho những lạc thú của trí
tuệ, của tình cảm và trí tưởng tượng, và của các tình cảm đạo đức, một giá trị của
các lạc thú cao hơn nhiều so với các lạc thú của cảm giác. Tuy nhiên, cũng phải
nhìn nhận rằng các nhà triết học vị lợi nói chung đã đặt sự trội vượt của lạc thú
tinh thần so với lạc thú thể xác chủ yếu về tính bền vững, an toàn không tốn kém
của các lạc thú tinh thần - nghĩa là ở các lợi thế bên ngoài hơn là ở bản chất nội
tại của chúng. Và trong tất cả các điểm này, các triết gia vị lợi đều đã chứng minh
đầy đủ luận điểm của họ; nhưng lẽ ra họ đã có thể dựa trên cơ sở cao hơn kia một
cách hoàn toàn nhất quán. Nhìn nhận sự kiện rằng một số loại lạc thú thì đáng ao

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.