TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1409

người không hài lòng còn hơn là một con lợn hài lòng. Và nếu người ngu có một
ý kiến khác, đó là vì nó chỉ biết một phía của vấn đề. Còn người kia biết cả hai.

Chất lượng đối lại số lượng của lạc thú

Theo nguyên tắc hạnh phúc lớn nhất, mục đích cuối cùng của các hoạt động là
một đời sống thoát khỏi đau khổ càng tốt, và có càng nhiều lạc thú càng tốt, cả về
chất lẫn lượng. Theo thuyết vị lợi, vì điều này là cái đích của hoạt động con
người, nên tất yếu nó cũng là tiêu chuẩn của đạo đức, có thể được định nghĩa một
cách thích hợp là "các quy tắc và phương châm cho hành vi con người."

Tuy nhiên, lý thuyết này cũng gây ra một loại phản ứng khác cho rằng hạnh phúc,
dưới bất cứ hình thức nào, đều không thể là mục đích lý tính của đời sống, và
hoạt động của con người; bởi vì, trước hết, nó không thể nào đạt được; và những
người phê bình thuyết này nêu câu hỏi một cách khinh bỉ: Bạn có quyền gì để
được hạnh phúc? - một câu hỏi được Carlyle xoáy sâu bằng cách hỏi thêm: Mới
chỉ ít thời gian trước thôi bạn có quyền gì để hiện hữu? Tiếp đến, họ nói con
người có thể sống không có hạnh phúc; rằng mọi con người cao thượng đều đã
từng cảm thấy điều này, và họ đã chỉ trở thành cao thượng nhờ học bài học về đức
quên mình; họ khẳng định rằng nếu học đầy đủ và sống theo bài học ấy, nó sẽ là
điều kiện khởi đầu và cần thiết của mọi đức hạnh.

Lạc thú và hy sinh bản thân

Đạo đức học vị lợi cũng nhìn nhận rằng con người có khả năng hy sinh lợi ích lớn
nhất của mình vì lợi ích của người khác. Nó chỉ từ chối chấp nhận rằng bản thân
sự hy sinh là một điều tốt. Hy sinh mà không gia tăng hay giúp gia tăng tổng hạnh
phúc thì bị coi là sự phí phạm. Sự quên mình duy nhất được đạo đức học vị lợi ca
ngợi là sự dấn mình cho hạnh phúc của người khác, hay cho một số phương tiện
tạo hạnh phúc cho người khác, cho tập thể loài người hay cho các cá nhân trong
những giới hạn mà lợi ích của tập thể nhân loại đặt ra.

Tôi phải nhắc lại rằng những người công kích chủ nghĩa vị lợi ít khi có sự công
bằng để công nhận rằng tiêu chuẩn hạnh phúc của thuyết vị lợi nêu lên cái gì là
đúng trong hành vi không phải chỉ nói về hạnh phúc riêng của chủ thể mà nói tới
hạnh phúc của riêng anh ta và hạnh phúc của những người khác, chủ nghĩa vị lợi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.