Giống như các khả năng đắc thủ khác được nhắc tới ở trên, khả năng đạo đức,
nếu không phải là một phần của bản tính chúng ta, thì cũng được phát triển tự
nhiên từ bản tính; nó có khả năng xuất hiện một cách tự nhiên với một mức độ
nhỏ và chắc chắn; và có thể được đưa tới mức phát triển cao nhờ sự vun trồng nó.
Không may, do việc sử dụng các sự cấm đoán bên ngoài và sức mạnh của các ấn
tượng thuở nhỏ, chúng cũng dễ dàng được vun trồng theo mọi hướng, khiến cho
hầu như không có gì hết sức vô lý và gian ác mà nó không thể bị ảnh hưởng để
tác động trên tâm trí con người với tất cả uy quyền của lương tâm. Nghi ngờ rằng
cùng với một tiềm năng ấy không có thể được tạo ra bởi nguyên tắc vị lợi, cho dù
nó không có cơ sở trong bản tính con người, sẽ là trốn tránh đối diện với mọi kinh
nghiệm.
John STUART MILL, Chủ nghĩa vị lợi.
Cá nhân và các giới hạn của chính quyền
Mục đích của tiểu luận này là khẳng định một nguyên tắc rất đơn giản, được coi
là nguyên tắc chi phối tuyệt đối mọi việc đối xử của xã hội với cá nhân theo
đường lối bắt buộc và kiểm soát, đó là liệu phương tiện sử dụng là bạo lực thể
xác dưới hình thức các hình phạt theo pháp luật, hay là sự cưỡng bức tinh thần
của công luận. Nguyên tắc này là: mục đích duy nhất để loài người được bảo
đảm, cá nhân hay tập thể, trong việc can thiệp vào tự do hành động của bất cứ
thành viên nào của nó là sự tự bảo vệ. Mục đích duy nhất mà quyền lực có thể
được sử dụng một cách chính đáng đối với mọi thành viên của một cộng đồng,
ngược với ý muốn của họ, là để ngăn cản làm hại người khác. Lợi ích riêng của
họ, dù là thể chất hay tinh thần, không đủ là một bảo đảm. Họ không thể bị ép
buộc làm hay chịu đựng bởi vì làm thế sẽ tốt hơn cho họ, bởi vì nó sẽ làm cho họ
sung sướng hơn, bởi vì, theo ý kiến của những người khác, làm thế sẽ là khôn
ngoan thậm chí là đúng. Có nhiều lý do chính đáng để quở trách họ, hay lý luận
với họ, hay thuyết phục họ, hay năn nỉ họ, nhưng không phải để bắt buộc họ hay
đe doạ họ bằng các điều xấu dành cho họ nếu họ làm khách đi. Để biện minh điều
đó, hành vi mà người ta muốn ngăn cản họ phải được xét dựa trên việc hành vi đó
tạo ra điều xấu cho một người khác. Phần hành vi duy nhất mà xã hội có thể trách
cứ người ta là hành vi liên quan tới người khác. Còn về phần hành vi chỉ liên