dẫn, phát sinh tư tưởng của tôi và như vậy đóng vai trò trung từ. Vả lại, một quá
trình tổng quát như vậy, tuy gồm có hai giai đoạn, giai đoạn trung gian, thế mà rút
cục lại, động lực của nó chỉ là một trung từ duy nhất. Tính chất bất túc của đơn vị
thiết lập phức số: đó là giai đoạn trung gian thứ nhất giữa hai cực từ; nhưng rồi
đơn vị và phức số còn bất túc ở chỗ tương phản nhau và vì vậy cách biệt nhau
nên người ta hoà hợp đơn vị và phức số trong toàn phần: đó là giai đoạn trung
gian thứ nhì. Tuy nhiên, trong cả hai giai đoạn, người ta đi đến cùng một toàn
phần, cùng một yếu tính và cả hai trung từ đều là ý tưởng về toàn phần, nhưng
một toàn phần khiếm khuyết: khiếm khuyết lần đầu tiên dưới hình thức phức số là
yêu tố thứ nhì của toàn phần: rồi khiếm khuyết ở giai đoạn hoà hợp hai yếu tố của
toàn phần (3). Người ta nhận thấy sự quan trọng tột bực của trung từ trong mọi
suy luận…
Vì trung từ liên kết những cực từ và cấu thành lý lẽ chủ động đưa tới kết luận, nó
xuất hiện như một bộ phận cốt yếu, chủ động của suy luận. Vậy tất cả vấn đề suy
luận đặt ở chỗ tự hỏi "Trung từ là gì?..." Trung từ, chính là mối tương quan…
Được rút gọn như vậy thành một mối tương quan, sự trung gian xuất hiện ngay
như định luật căn bản của trí tuệ; và, mặt khác, vì ý tưởng về sự trung gian bao
hàm những khái niệm về bằng chứng, về giải thích, về lý trí, tức là những khái
nhiệm đầy lý tính, hiện mối tương quan cũng có tất cả lý tính ấy, và xuất hiện như
khái niệm một cách hoàn toàn, tuyệt đối. Mối tương quan chính là trí tuệ ở ngay
nguyên lý sinh hoạt của nó.
OCTAVE HAMELIN, Khảo luận về những yếu tố chínhcủa biểu tượng, t.395-
396.
Chú thích:
(1) Treme còn dịch là danh từ, đơn tố.
(2) Theo Kant, tam cấp đơn vị, phức số, toàn phần định nghĩa phạm trù lượng, mà
số là lược đồ. Hamelin chấp nhận ý kiến ấy để định nghĩa số.
(3) Hai yếu tố ấy là đơn vị và phức số.
Phép lý luận suy loại (L’Analogie)