TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1532

Trong những cách suy luận, có một cách mà các nhà lôgích học đã thảo luận
nhiều: đó là phương sách suy loại (Có người nói là: phép lý luận suy loại).
Hamelin giái thích phương sách ấy như một phép quy nạp riêng biệt: phép quy
nạp đồng hoa (L’induction d’assimilation)

Hai tính chất rõ ràng của phép lý luận suy loại sẽ giúp chúng ta hiểu thấu bản tính
của phép ấy. Kết luận của phép suy loại bao giờ cũng có tính chất cái nhiên theo
nghĩa chắc chắn nhất của danh từ này và, mặt khác, phép suy loại căn cứ vào
những điều giống nhau đã nhận thấy để suy lý (1) về những điều giống nhau sâu
xa hơn, hay nếu cần, về tính đồng nhất.

Trước hết, một suy lý cái nhiên là gì? Nói cách khác, lý lẽ nào đã khiến một suy
lý có tính chất ấy và không thể đạt đến sự xác thực tất nhiên? Chỉ có thể có một
câu trả lời: một hậu kết thuộc loại ấy không căn cứ vào những yếu tố nhất định
bên trong, nhưng vào những tính chất bề ngoài không phải là tính chất riêng biệt
của sự vật, nói tóm lại, vào những yếu tố tất định bên trong, vượt qua cái nhiên
tính, theo nghĩa hẹp, và không thể là một suy lý suy loại.

Tại sao, khi chúng ta đi từ một định luật đã khám phá và đã biết, từ điều kiện tất
yếu và mãn túc của định luật ấy, chúng ta có thể đi đến một kết luận tất nhiên,
xuất hiện ngay khác hẳn một kết luận suy loại và thuộc về một phạm trù khác? Là
vì định luật có nhân quả tính hay một định luật thuộc một loại nào khác và xứng
đáng với danh hiệu ấy), đều là những tính tất định bên trong. Nhân sinh ra quả,
yếu tính sinh ra thuộc tính một cách tất yếu. Khi chúng ta có những đơn tố chủ
yếu, chúng ta biết chắc chắn rằng những đơn tố ấy chi phối những đơn tố khác
không thể nào không có được. Vì thế cho nên một hậu quả rút ở một suy lý suy
loại. Nhưng chúng ta chỉ cần ra khỏi quan niệm bên trong là rơi ngay vào phép
suy loại.

Mill (Lô-gích học, bản dịch ra Pháp văn, II, tr. 84; đối chiếu: Bain, Lô-gích học,
bản dịch ra Pháp văn, tr. 212) chủ trương rằng suy lý suy loại đòi hỏi một điều
kiện phủ định là tính cách tương tự, nguồn gốc của những tính cách tương tự
khác, không liên kết với những tính cách bằng một định luật nhân quả hay cộng
tồn. Nếu tưởng rằng, nhờ nhận xét ấy, có thể phân biệt phép suy loại và phép quy
nạp, thì Mill lầm; ông còn lầm hơn nữa, vì hệ thống của ông qui bất cứ một suy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.