thiết chúng ta ở ngoài sự vật và chỉ quan sát bề mặt; tri thức ấy cốt tìm thấy ở
những bề ngoài có thể tri giác, khởi ý bằng chứng về các tính cách tất định sâu xa
hơn, nghĩa là về các định luật.
Khi nói về quy nạp đồng hoá, những tính chất cốt yếu mà chứng tôi vừa mới nhắc
lại xác định như sau:
Phép quy nạp riêng biệt ấy, cũng như mọi phép quy nạp có ý nghĩa tất yếu là
những hiện tượng phải theo định luật để thành những bộ nhân quả hay những
khách thể và, trong vài trường hợp chỉ có bề ngoài được tri giác thì cách cấu tạo
bên trong, định luật vẫn đồng nhất. Nói một cách khác, phép quy nạp đồng hoá
tìm thấy ở bề ngoài khởi ý và bằng chứng về giả thuyết này: sự đồng nhất toàn
diện hay phân diện giữa hai toàn bộ hiện tượng (có bề ngoài đồng nhất) về tính
chất tất định bên trong. Và phép quy nạp ấy bắt nguồn ở những tính cách bề ngoài
nào, ở những dấu hiệu nào? Cố nhiên ở những điểm tương đồng. Vì, từ dấu hiệu,
người ta suy đoán ra những tính cách bề ngoài như là những hậu quả của một giả
thuyết nào đó và, từ giả thuyết về sự đồng nhất, những tính cách bề ngoài mà
người ta suy đoán chính là những điểm tương đồng. Vì ai cũng tin rằng phép suy
loại căn cứ vào điểm tương đồng để suy lý và những điểm tương đồng khác sâu
xa hơn, nên hình như định nghĩa của chúng tôi được chứng minh là đúng và phép
suy loại quả là một phép quy nạp đồng hoá.
HAMELIN, Bàn về phép lý luận suy loại,đăng trong Triết học Niên san 1902, t.
21 - 24.
Chú thích:
(1) Une inférence: suy lý; un raisonnement: suy luận
(2) Trong cuốn "Lôgích học"của ông, Elio Fabier chủ trương rằng "phép suy loại
là một phép diễn dịch căn cứ vào một phép quy nạp tiên quyết", phép diễn dịch
ấy cốt áp dụng những định luật nhân quả vào những trường hợp riêng biệt.
Không gian khái niệm (L’ espace notionnelle)