quyển Người, quá đỗi người (Menschliches, Allzumenschliches - Humain, Trop
humain) nhằm nghiên cứu ý nghĩa những phong tục, những học thuyết và những
định chế trong cái thường ngày và cái cụ thể, cho đến những công trình lập thuyết
lớn như Lữ khách và bóng mình (Der Wanderer und sein Schatten - Le Voyageur
et Son ombre), Bên kia Thiện Ac (Jenseits von Gut und Bưse - Par de là Bien et
Mal) và cuốn Phổ hệ Luân lý (Zur Genealogie der Morale - Généalogie de la
Morale), chính là văn hoá (đạo đức, triết học, nghệ thuật, tôn giáo, những lý
tưởng, những học thuyết) mà Nietzsche thăm dò, bắt mạch chẩn bệnh, tìm cách
để chỉ ra cái ẩn ý nào giả trang nơi đó. Cuộc thẩm định này đi qua phê bình gây
gắt: Hoàng hôn các thần tượng (Die Gưtzen Dmmerung- Le Crépuscule des
Idoles), Kẻ chống Cơ đốc (Der Antichrist - L’ Antéchrist) và phúng văn, luận
chiến tố cáo: Nietzsche chống Wagner và Trường hợp Wagner, và một bản tuyên
sấm (L’ annonce prophétique) không thiếu vẻ "đại hùng biện" nhuốm màu âm
nhạc khoa trương của Wagner! Mà Nietzsche kết tinh trong tác phẩm mà ông
long trọng mệnh danh là "bản phúc âm thứ năm" của mình với giọng điệu nhại
theo kinh thánh, quyển Zarathoustra đã nói như thế (Also sprach Zarathustra -
Ainsi parlait Zarathoustra) với một quyển tự truyện đầy vẻ hài hước, bông lơn
Ecce Homo (Tôi là ai). Những tác phẩm bản lề như Bình minh (Die Morgenrưte-
L’ Aurore) và Tri thức hân hoan (Die Frưhliche Wissenschaft - Le Gai Savoir) có
lẽ là những bản văn phong phú nhất và ít mang tính xúc phạm nhất của một tác
giả giỏi vận dụng điêu luyện các loại tu từ văn thể như "đại cà sa khoa trương
pháp" (hyperbole), công thức pháp (formule - đúc kết ý tưởng thành những câu
súc tích, đối chọi nhau sắc nét - chẳng hạn câu này của Kart Marx: không phải lời
phán xét cuối cùng sẽ phán xét lịch sử mà chính lịch sử sẽ là lời phán xét cuối
cùng…) và tính ưa gây hấn tạo xì-căng-đan (L’ agressivité scandaleuse) với kỳ tài
diệu thủ của một văn hào rất tinh tế mà cũng rất ác liệt, thiện dụng "văn phong
lớn" (au grand style).
Mặc dầu cô em gái của Nietzsche, bẳn tính và quan tâm đến tính khả kính, đã
mạo tác nhiều công trình của ông, và "tinh tế hoá" những tư liệu y khoa liên quan
đến cái kết cục vì bệnh tâm thần của anh mình, tuy vậy người ta có thể phỏng
đoán rằng bệnh điên, từ mùa xuân năm 1889 đã làm cho Nietzsche trở thành một
tàn vật trí tuệ và tâm lý là do sự tàn phá của một căn bệnh thân xác có nguồn gốc
từ "nợ Vu sơn", kéo theo sự bại liệt toàn thân.