TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1610

nghiệm thành lý thuyết toán học. Định luật về khúc xạ giản dị hoá vô số hiện
tượng khúc xạ như thế nào, thì lý thuyết quang học giản dị hoá vô số định luật về
hiện tượng ánh sáng cũng như vậy.

Trong những tác dụng của ánh sáng chỉ có một ít tác dụng đã được người xưa rút
lại thành định luật; những định luật quang học duy nhất mà cổ nhân đã biết là
định luật về sự truyền thẳng và sự phản chiếu ánh sáng; thời Descartes, số kiến
thức nghèo nàn ấy tăng gia với định luật về khúc xạ. Môn quang học thu hẹp như
vậy có thể không cần lý thuyết; nghiên cứu và giảng dạy từng định luật một là
một việc dễ dàng.

Trái lại nhà vật lý học muốn nghiên cứu nền quang học hiện tại làm thế nào mà
có thể, nếu không nhờ một lý thuyết, có một kiến thức, dù nông cạn đi nữa về
lãnh vực mênh mông ấy? Biết bao tác dụng của khúc xạ đơn, của khúc xạ kép do
những tinh thể đơn trục hay lưỡng trục gây ra, của ánh sáng phản chiếu qua
những môi trường đẳng hướng hay kết tinh của giao thoa, của nhiễu xạ, của phân
cực vì phản chiếu, vì khúc xạ đơn hay kép, của phân cực hiện sắc, của phân cực
quay, v.v…, mỗi phạm trù hiện tượng khiến người ta phát biểu một mớ định luật
thực nghiệm, nhiều quá, phức tạp quá đến nỗi một ký ức tài giỏi nhất, trung thành
nhất cũng phải phát hãi.

Lý thuyết quang học phát xuất; nó thâu tóm tất cả những định luật và đúc kết
thành một ít nguyên lý; từ những nguyên lý, người ta luôn luôn có thể, nhờ cách
tính thường xuyên và chắc chắn, rút ra định luật mà người ta muốn sử dụng, vậy
người ta không cần ghi nhớ kiến thức về mọi định luật ấy; chỉ cần biết những
nguyên lý làm nền tảng cho lý thuyết là đủ.

Pierre DUHEM, Lý thuyết vật lý, đối tượng cơ cấu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.