TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1613

thì được gắn liền với F và m bằng phương trình F = ma. Định luật này (nó xây
dựng nên cơ học) đáp ứng nguyên lý tương đối giới hạn. Định luật của Newton có
cùng hình thái trong hai khung quy chiếu với chuyển dịch đồng dạng cái này đối
với cái kia.

Cuộc tổng quát hoá lần đầu, vào năm 1905, đã đưa Einstein đến thuyết tương đối
giới hạn - hệ tại chỗ nới rộng nguyên lý tương đối giới hạn được phát biểu nhân
chuyển động của các vật thể (trong cơ học) đến những hiện tượng ánh sáng.
Người ta có thể ngạc nhiên tại sao phải đợi đến năm 1905 mới phát biểu rằng
những hiện tượng ánh sáng cũng tuân theo cùng một nguyên lý cơ bản như
chuyển động của các vật thể. Đó là vì ánh sáng ứng xử, trong chuyển động của
nó, một cách khá là đặc thù, có vẻ như mâu thuẫn với nguyên lý tương đối giới
hạn. Thực vậy, khi có sự thay đổi khung quy chiếu trong chuyển dịch đồng dạng,
vận tốc của ánh sáng (ở đây được gọi là c) không trở thành c+v mà nó vẫn là c.
Tình huống này - kết quả bắt buộc của lý thuyết ánh sáng phát triển vào giữa thế
kỷ XIX bởi Maxwell - trong một thời gian dài đã làm bối rối các nhà vật lý khiến
họ phân vân lưỡng lự giữa hai mối cám dỗ: hoặc là bỏ nguyên lý tương đối giới
hạn, hoặc là tuyên bố lý thuyết của Maxwell là không thể chấp nhận được.

Chính Einstein, lúc đó mới 26 tuổi, đã đưa vật lý thoát khỏi thành kiến cổ hủ khi
khẳng định rằng không nên khước từ cái gì cả và rằng nguyên lý tương đối giới
hạn và lý thuyết của Maxwell có thể trở nên tương dung đơn giản chỉ bằng cách
thay đổi những khái niệm của chúng ta về không gian và thời gian. Đối với một
nhát gươm thử nghiệm, thì người ta có thể nói rằng đó quả là một đường kiếm
bậc thầy, một tuyệt chiêu!(coup d’essai, coup de maỵtre) nhất là nếu người ta
nghĩ tới điều là cái phương trình nổi tiếng E = mc2 là một hậu quả của công cuộc
thống nhất và tổng quát hoá lý thuyết này.

Einstein chưa dừng lại ở đó. Được kích hoạt bởi cùng mối bận tâm tổng quát hoá
đó nó đã khiến ông muốn lồng ánh sáng vào trong lòng những hiện tượng bị chi
phối bởi nguyên lý tương đối giới hạn, ông còn muốn đưa vào trong thuyết của
mình những hiện tượng hấp dẫn và nhất là giải thích sự kiện được Newton nhận
xét nhưng từ đó đến nay chưa có lời giải thích: khối lượng trọng lực của một vật
thể. Dựa trên nguyên lý tương đối mở rộng, Einstein, sau sáu năm làm việc miệt
mài, đã đi đến thuyết tương đối mở rộng (tương đối tổng quát). Trong thuyết này

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.