không gian, thay vì là chỗ dựa bất động mà người ta thường tưởng tượng theo
kiểu ngẫu phát, được chuyển đổi bởi những đồ vật được đặt trong nó: một vật thể
có trọng lượng tạo ra một chỗ sụt xuống trong "tấm màn của không gian"; đó là
điều người ta gọi là đường cong của không gian - hay đúng hơn là đường cong
không_thời gian (la courbure de l’espace-temps).
Tầm nhìn mới này về không gian đã tạo ra cuộc cách mạng khái niệm quan trọng
nhất do thuyết tương đối tổng quát đem lại. Bởi vì đi đến tận cùng những tổng
quát hoá liên tiếp do Einstein mở ra, hình như rằng không gian chỉ tồn tại trong
mức độ mà nó chứa đựng vật chất. Nếu người ta rút hết mọi vật chất ra khỏi
không gian, thì cuối cùng cái mà người ta nhận được, không phải là một không
gian trống rỗng, mà đơn giản chỉ là hư vô, là chẳng có gì cả, là nihil, rien, nada,
nothing…
Françoise BALIBAR.
BERGSON
(1859 - 1941)
Henri Bergson vào trường cao đẳng Sư phạm năm 1878. Ba năm sau, ông thành
giáo sư trung học (1881). Ông dạy ở trường trung học Henri IV khi ông bảo vệ
luận án Những dữ kiện trực tiếp của Ý thức (1889); rồi ông xuất bản Vật chất và
Ký ức (1896). Sau ba năm làm giảng sư ở trường Cao đẳng Sư phạm (1898 -
1900) ông đạt đến đỉnh cao sự nghiệp giảng dạy đại học khi giữ ghế Giáo sư tại
Pháp quốc Học viện (Collège de France). Chính vào năm 1907, ông cho ra mắt
quyển sách chủ yếu của mình: Tiến hoá sáng tạo, trong đó ông đem đối lập với vũ
trụ luận của Spencer - một vũ trụ luận đã từng lôi cuốn ông từ thời trẻ nhưng rồi
cũng nhanh chóng làm ông thất vọng - bằng chính triết học về Đà sống của mình.
Trong thời gian đó ông lại có cơ hội đào sâu triết học về vật chất, về sự sống và
về tinh thần, nơi Plotin và nơi Ravaisson. Tuy nhiên, mãi đến năm 1932, tác
phẩm từ lâu mong đợi mới được xuất bản, với tựa đề Hai suối nguồn của đạo đức
và Tôn giáo. Nhưng trong khoảng thời gian đó Bergson cũng không hề nhàn rỗi:
những cuộc hội thảo, những bài báo, và cả những công vụ chính thức cũng chiếm