1.Trí thông minh không chỉ là chất men làm băng rã xã hội, nó còn là chất men
gây nản lòng rủn chí. Con người là con vật duy nhất biết rằng mình sẽ chết.
Nhưng nếu cái chết là sự cố điển hình nhất, còn bao nhiêu những sự cố khác mà
đời sống con người không bị phơi bày để hứng chịu! Ngay chính việc vận dụng
trí thông minh vào đời sống chẳng mở ra cánh cửa đến cái bất khả tiên liệu (1) và
chẳng đem lại cảm thức về nguy cơ (2) đấy sao? […] đà hứng khởi sinh tạo thì
đầy lạc quan. Mọi biểu tượng tôn giáo ở đây trực tiếp vọt ra từ nó vậy là có thể
được định nghĩa theo cùng một cách: đó là những phản ứng phòng vệ của thiên
nhiên chống lại cái biểu tượng do trí thông minh tạo ra, về một đường biên còn
đầy những bất ngờ dễ gây nản lòng, giữa sáng kiến được vận dụng và hiệu quả
mong ước.
Henri BERGSON, Sách đã dẫn, t.145 - 147
Tôn giáo động (la religion dynamique)
Câu trả lời thứ nhì của đời sống là huyền học (la mystique). Trong khi bản năng
có tính đặc chủng và bảo thủ, huyền học lại mang tính cá nhân và sáng tạo. Đó là
một cố gắng quay về nguồn của đời sống của một cá nhân ngoại lệ tiếp xúc với
nguyên lý sáng tạo. Một tình yêu tác động được trao gửi đến nhân vị sáng tạo.
[…] Tâm hồn huyền nhiệm […] loại bỏ khỏi bản thể nó tất cả những gì không đủ
thuần tuý, đủ kháng lực và uyển chuyển, để Thượng đế sử dụng nó. Tâm hồn đó
đã lại cảm thấy Thượng đế hiện diện, đã tin rằng mình nhận ra Ngài trong những
thị kiến tượng trưng (visions symboliques) hợp nhất với Ngài trong trạng thái
xuất thần; nhưng không có gì trong những điều kiện đó là lâu bền bởi vì tất cả
những cái đó chỉ là sự chiêm ngưỡng: hành động kéo tâm hồn về với chính nó và
như thế là tách rời nó khỏi Thượng đế (a). bây giờ chính Thượng đế hành động
bởi tâm hồn, trong tâm hồn: sự hợp nhất là hoàn toàn và do vậy là dứt khoát […].
Từ đấy đối với tâm hồn, là cả một sự phong mãn dồi dào của đời sống. Đó là một
cái đà vô tận, một hứng khởi sinh tạo không cưỡng lại được nó thúc đẩy đời sống
vào những công trình vĩ đại.
Henri BERGSON, Sách đã dẫn, t.247 - 248.