1. Bergson nghĩ đến những nhà huyền học lớn của Cơ đốc giáo, những nhân cách
đầy chủ động và sáng tạo như Thérèse d’Avila.
a. Chính ở đây mà Bergson tách rời khỏi Plotin. Plotin không biết đến giai đoạn
tối hậu trong đời sống huyền nhiệm Cơ đốc giáo, một đời sống trong sự chiêm
nghiệm tan hoà vào trong hành động, ý chí con người hợp nhất với ý chí thiêng
liêng.
Một cảm xúc ở cấp độ cao thì tự đầy đủ cho mình. Một khúc nhạc tuyệt vời nào
đó diễn tả tình yêu. Tuy nhiên đó không phải là tình yêu của một người nào đó.
Một khúc nhạc khác sẽ là một tình yêu khác. Ở đó sẽ có hai bầu khí tình cảm
phân biệt, hai mùi hương khác nhau, và trong hai trường hợp tình yêu sẽ được
định phẩm bằng yếu tính của nó, không phải bằng đối tượng của nó. Tuy nhiên
thật khó quan niệm một tình yêu tác động lại không trao gởi đến cái gì cả. Qua
thực nghiệm tâm linh, những nhà huyền học đồng tình làm chứng (2) rằng
Thượng đế cần chúng ta, cũng như chúng ta cần Ngài. Tại sao Ngài lại cần chúng
ta, nếu không phải là để yêu thương chúng ta? Đó sẽ là kết luận của triết gia gắn
bó với kinh nghiệm huyền học. Sự sáng tạo hiện ra với ông dường như là một
công cuộc của Thượng đế để tạo ra những người sáng tạo, để thêm vào với mình
những hữu thể xứng đáng với tình yêu của Ngài.
Henri BERGSON, Sách đã dẫn, t.273.
2. Mối quan hệ giữa chứng từ lịch sử của nhà huyền học và ý tưởng rằng nguyên
lý đầu tiên là một tinh thần sáng tạo.
ALAIN
(1867 - 1951)
Biến cố lớn trong cuộc đời của Alain (tên thật Émile Chartier) là cuộc hạnh ngộ
với Jules Lagneau, khi, để chuẩn bị cho cuộc thi vào Cao đẳng Sư phạm (vốn rất
khó) ông theo học lớp luyện thi của vị thầy danh tiếng này ở trường Trung học
Vanves. "Lúc đó tôi thấy rằng tinh thần ngự trị…" Lagneau, đó là sự mặc khải
rằng triết học là công việc của trí tuệ, nhưng không phải của một trí tuệ hướng về
cõi trời khả niệm và chỉ biết chiêm nghiệm, mà là một trí tuệ hướng về thế giới và