nhất của mục tiêu, được thiết lập tùy thuộc vào những quy luật siêu nghiệm, tạo
ra ý thức với thói quen thuộc về niềm tin và sức thuyết phục của nó.
Edmund HUSSERL, Mục từ Phenomenology trong Encyclopaedia
Britannica, 1932.
CUỘC KHỦNG HOẢNG CỦA CÁC KHOA HỌC CHÂU ÂU VÀ HIỆN
TƯỢNG HỌC SIÊU NGHIỆM (La crise des sciences européennes et la
phénoménologie transcendentable) - 1935-1937
Các bản thảo quyển Krisis… (Cuộc khủng hoảng) dựa trên những nghiên cứu bắt
đầu từ 1923 và những Bài giảng có tựa đề Triết học đệ nhất cho chúng ta một ý
tưởng; chúng cung cấp nguyên liệu cho cuộc hội thảo ở Vienne mà Husserl công
bố vào các ngày 7 và ngày 10 tháng năm, 1935, dưới tựa đề: "Triết học trong
cuộc khủng hoảng của nhân loại Châu Âu" (La philosophie dans la crise de
l’humanité européenne) và là một trong những phần bổ sung cho bộ Krisis. Chỉ
có hai phần đầu của tác phẩm xuất hiện vào lúc sinh thời của Hussserl, trong tạp
chí Philosophia (Belgrade, 1936).
Tác phẩm truy vấn về nguồn gốc của cuộc khủng hoảng trầm trọng mà ý tưởng
triết học về lí tính, như là nền tảng của một cộng đồng phổ quát khả hữu (tức
nhân loại), đang trải qua trong thời hiện đại, một ý tưởng từ buổi bình minh của
triết học Hy Lạp cho đến chủ nghĩa nhân văn của thời Phục Hưng, từ thời cổ điển
đến thời Khai sáng, đã từng là sợi chỉ dẫn đường cho văn minh Châu Âu. Ông chỉ
ra rằng nguồn gốc của "cuộc khủng hoảng của nhân loại Châu Âu" ở thế kỉ XX
phải được tìm kiếm trong chính những thành công của tính thuần lí khoa học, tính
thuần lí ấy đã bị đưa đến chỗ rơi vào trong lập trường khách quan, không chịu
nhìn ra chủ thể tính nguyên thuỷ của những suối nguồn ý nghĩa của chính mình.
Những suối nguồn ý nghĩa này nằm trong nền tảng của một thế giới được sống
trước mọi khoa học, và Husserl mời gọi ta suy tư lại dưới cái tên "thế giới của đời
sống" (Lebenswelt - Le monde de la vie). Chỉ có như thế mà một thế giới nguyên
thuỷ mới được lãnh hội - trong đó chỉ một nhân loại xứng đáng với têngọi này
mới có thể có ý nghĩa - và nơi đó tinh thần múc từ suối nguồn những tài nguyên
tối hậu cho mình.