thế giới - chung quanh có tính trực quan (le monde - ambiant intuitif), cái yếu tố
thuần chủ quan, đã bị lãng quên hoàn toàn, và chính chủ thể, kẻ đang thực hiện
công trình, cũng bị lãng quên: và vậy là nhà bác học không bao giờ trở thành chủ
đề ở đó. (Do vậy, từ quan điểm này, tính thuần lí của các khoa học chính xác chỉ
hiện diện ở đó trong sự sắp hàng tính thuần lí nó là tính thuần lí của những Kim
tự tháp Ai Cập) (2).
Đúng là từ Kant (3), chúng ta có sẵn một tri thức luận riêng của chúng ta, và,
đàng khác, còn có tâm lí học ở đó, nó, trong những cao vọng của mình muốn đạt
đến tính chính xác như những khoa học về thiên nhiên, đã rất muốn trở thành
khoa học phổ quát và nền tảng của tinh thần. Tuy nhiên, hy vọng của chúng ta về
một tính thuần lí thực sự, về một cuộc "vén mây mù để thấy trời xanh" trong lãnh
vực này, tiếc thay, ở nơi này cũng như khắp mọi nơi khác, đều rơi vào tình trạng
vỡ mộng thảm thương. Những nhà tâm lí học chỉ nhận thấy rằng, cả họ, với tư
cách là những nhà bác học đang thực hiện công trình ở đó, lẫn thế giới của sự
sống ở chung quanh họ, đều không vươn đến bình diện của cái vốn là chủ đề của
họ. Họ không nhận ra rằng, ở đó, tất yếu họ đã tiền giả định ngay từ đầu trong tư
cách con người, lập thành cộng đồng, từ thế giới chung quanh và từ thời gian lịch
sử vốn là của họ, dầu chỉ là trong ý chí của họ muốn tự cho mình là chân lí tự
thân (la vérité en soi), một chân lí có giá trị tuyệt đối cho tất cả và từng mỗi
người. Từ lập trường khách quan của nó (4), tâm lí học không thể lấy tâm hồn là
chủ đề, nghĩa là chính cái tôi, kẻ hành động và cảm thụ, trong tất cả ý nghĩa vốn
riêng thuộc cốt yếu về nó. Tâm lí học rất có thể khách thể hoá kinh nghiệm sống
về sự đánh giá, về ước muốn, bằng cách cho chúng thuộc về đời sống thân xác,
và từ đó xử lí chúng theo phương pháp qui nạp; nhưng tâm lí học có thể làm như
thế đối với những cứu cánh, những giá trị, những qui phạm, được chăng? Nó có
thể lấy lí trí làm chủ đề, coi như đó chỉ là một năng hướng, được chăng? Đó sẽ là
hoàn toàn mất tầm nhìn khi lập trường khách quan, với tính cách là đưa vào công
trình phần của người tìm kiếm đang cố gắng tự khép mình vào những qui phạm
thực sự, lại vẫn còn tiền giả định chính những qui phạm đó; và rằng lập trường
khách quan vậy là không thể được diễn dịch từ những sự kiện, bởi vì khi làm như
vậy, những sự kiện đã được nhắm đến như là những chân lí, chứ không phải như
là những biểu tượng thuần tuý tưởng tượng (5). Vả chăng, người ta tiên cảm rõ tất
cả những khó khăn mà người ta sẽ gặp phải; thế là nổ ra cuộc xung đột về chủ