TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1681

ngày nay chúng đã mang hình dáng đó, trong sự đa dạng của các bộ môn, chúng
đã bị tước mất đi tính duy lí tối hậu, hiệu thực mà chỉ tầm nhìn về thế giới theo
tinh thần có thể đem lại. Chính sự thiếu thốn này, ở mọi nơi, của một tính thuần lí
đích thực (10), nó chính là cỗi nguồn của sự thiếu sáng sủa, đã trở thành không
chịu đựng được, ở đó con người thấy mình thành chủ đề cho chính hiện hữu và
những bổn phận vô tận của mình. Và những bổn phận này được kết hợp chặt chẽ
thành một bổn phận duy nhất: Chỉ khi nào tinh thần trở về từ cái cách ngây thơ
mà nó hướng về ngoại giới để quay về với chính mình, và ở lại đó, bên mình và
thuần tuý bên mình, thì nó mới có thể tự đủ cho chính mình (11) […]

Hãy tập hợp những tư tưởng mà trong đó những nhận định của chúng ta đặt nền
tảng. Cuộc khủng hoảng của tồn tại Châu Âu (La crise de l’existence européenne)
mà ngày nay người ta thường nói đến, cuộc khủng hoảng mà vô số triệu chứng
suy đồi của đời sống đã nói lên, không phải là một định mệnh u ám cũng không
phải là một thứ số mệnh khôn dò; trái lại cuộc khủng hoảng đó trở nên trong suốt
và hoàn toàn hiểu được trên tấm màn phông của cái chỉ có thể được đưa ra ánh
sáng theo cách triết lí: viễn đích luận về lịch sử Châu Âu (la téléologie de
l’histoire de l’Europe) (12). Tuy nhiên cái mà cuộc hoài nghi này tiền giả định, đó
là hiện tượng "Châu Âu" trước đây đã được lãnh hội cho đến trung tâm của hạt
nhân yếu tính của nó. Để có thể quan niệm cái gì đã làm nên mọi nghịch đảo yếu
tính (13) của cuộc khủng hoảng trong thời hiện tại, ta phải làm việc để phác thảo
nên khái niệm Châu Âu như là hệ tại trong viễn đích luận lịch sử về những mục
đích vô hạn của lí tính (la téléologie historique des buts infinis de la raison); phải
chỉ ra thế giới Châu Âu đã được sinh ra từ những ý tưởng của lí tính, nghĩa là từ
tinh thần triết học, như thế nào. Lúc đó, cuộc khủng hoảng có thể hiện ra rõ ràng
như là thất bại hiển nhiên của chủ nghĩa duy lí (l’échec manifeste du rationlisme).
Nhưng nền tảng của sự chao đảo này của một nền văn hoá thuần lí không nằm
trong yếu tính của chủ nghĩa duy lí mà chỉ trong sự ngoại tại hoá của yếu tính
này: trong cái cách mà chủ nghĩa duy lí sa lầy vào chủ nghĩa tự nhiên và chủ
nghĩa khách quan.

Cuộc khủng hoảng của tồn tại châu Âu chỉ có thể có hai lối thoát: Hoặc là sự suy
tàn của châu Âu trong quá trình vong thân/ phóng thể (l’aliénation) khiến cho nó
trở thành xa lạ với ý nghĩa thuần lí của đời sống vốn là của nó, sự rơi vào trong
hận thù của tinh thần và tính trạng man rợ; hoặc là sự phục hưng của châu Âu từ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.