TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1680

nghĩa tâm lí (6). Tuy nhiên khi xô ngã công trình xây dựng nền tảng tâm lí cho
các qui phạm, và trước tiên là những qui phạm liên quan đến chân lí tự thân,
người ta vẫn chưa làm được gì đáng kể. Luôn luôn hơn nữa, người ta nhận thấy
sự cần thiết của một cải cách đối với toàn bộ tâm lí học hiện đại. Nhưng cái mà
người ta chưa hiểu ra tí gì ở đó, đó là, nếu nó thất bại, là do chính lập trường
khách quan của nó và rằng đơn giản là nó chưa tiếp cận được hữu thể riêng biệt
của tinh thần (l’être propre de l’esprit); nói vắn tắt: tách rời tâm hồn được quan
niệm một cách khách quan, và kiến giải lại hữu-thể-trong-cộng-đồng (l’être-en-
communauté) theo cách tâm sinh lí, là đi lạc đường. Tất nhiên là tâm lí học đã
không phí công vô ích; nó đã đưa ra ánh sáng nhiều qui tắc thường nghiệm chúng
vẫn có giá trị theo quan điểm thực tiễn. Nhưng tuy nhiên nó vẫn chẳng mấy tí là
một tâm lí học hiện thực, như là việc thống kê đạo đức, và những hiểu biết chẳng
hề kém giá trị (so với những hiểu biết của tâm lí học) tuy vậy vẫn không vì thế
mà trở thành một khoa học đạo đức (7) […]

Tinh thần và duy chỉ tinh thần, là hiện hữu nơi tự thân và cho tự thân, chỉ có nó
chủ trì chính mình và có thể, bằng sự chủ trì riêng đó, và chỉ trong đó, có thể
được xem xét theo cách thực sự thuần lí, theo thể cách như chân lí và theo nội
dung như hoàn toàn khoa học (8).

Trái lại, còn về cái gì chạm đến thiên nhiên trong chân lí vốn là chân lí của nó
giữa lòng những khoa học về thiên nhiên thì nó chỉ chủ trì chính mình ở bề ngoài
thôi, nó chỉ được mang đến tri thức thuần lí trong những khoa học về thiên nhiên.
Bởi vì thiên nhiên thực sự, theo nghĩa những khoa học về thiên nhiên, đó vẫn còn
là cái gì mà tinh thần tạo ra trong cuộc tìm kiếm thiên nhiên; điều này lại tiền giả
định khoa học về tinh thần. Cũng lại chính tinh thần, phù hợp với yếu tính của nó,
có khả năng vận dụng tri thức về chính mình, và, với tư cách là tinh thần khoa
học, một tri thức khoa học về chính mình; và điều đó theo kiểu lặp lại nhiều lần.
Vậy là chỉ giữa lòng tri thức nó có tính thuần tuý của những khoa học tinh thần
mà nhà khoa học thoát khỏi sự phản bác là che giấu với chính mình cái gì mà
chính ông ta hoàn tất (9). Đó là lí do tại sao, về phía những khoa học tinh thần,
thật là sai lầm khi đi vào cạnh tranh với những khoa học thiên nhiên để đòi sự
bình đẳng về quyền lợi. Khi chịu nhân nhượng những khoa học vế thiên nhiên
rằng tính khách quan của chúng có giá trị như là có sự chủ trì riêng, thì chính các
khoa học tinh thần đã rơi vào lập trường khách quan. Trong mọi trường hợp, như

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.