Vừa là chúc thư triết học (le testament philosophique) của một nhà tư tưởng đang
nhìn thấy vừa ló ra ở Châu Âu những dấu hiện đầu tiên của sự man rợ, tác phẩm
cuối cùng của Husserl, còn tạo thành - như cái phụ đề của nó chỉ rõ, "một dẫn
nhập vào triết học hiện tượng luận".
Cuộc khủng hoảng của những khoa học Châu Âu và tinh thần triết lí (La crise des
sciences européennes et l’esprit de la philosophie).
Lí tưởng về khách quan tính của lí tính, đặc trưng nơi các khoa học về thiên
nhiên, đã có khuynh hướng - cùng với đà tiến bộ của các khoa học này và việc
làm chủ kỹ thuật mà chúng mang lại cho con người trên những sự vật - bắt lãnh
vực của những khoa học tinh thần cũng phải phục tùng. Cái khuynh hướng xâm
lăng này sẽ đưa đến chủ nghĩa tự nhiên khách quan (le naturalisme objectiviste)
nó nằm ở trung tâm của cuộc khủng hoảng lí tính chưa từng có (une crise de la
raison sans précédent) và nó tác động nặng nề đến ý tưởng - nổi lên từ tinh thần
triết lí Hy lạp - về "nhân loại Châu Âu", mà sứ mệnh có tính phổ quát. Do đó mà
ở đây Husserl phóng ra lời kêu gọi, thúc giục con người Châu Âu bị đe doạ bởi sự
man rợ, hãy nhận thức với dũng khí, trong cơn khốn khó của thời đại, về những
nguy cơ mà việc khách quan hoá tinh thần khiến nó phải trải qua. Để làm điều đó
phải ý thức lại, một cách sáng suốt hơn bao giờ hết, về những gì mà các khoa học
về thiên nhiên, cũng như các khoa học tinh thần, tiền giả định một kinh nghiệm
nguyên thuỷ hơn về thế giới kinh nghiệm về một "tầm nhìn thế giới theo tinh
thần" (une vision du monde selon l’esprit), nó cũng là tầm nhìn về thế giới của sự
sống. Đó có lẽ là sứ mệnh của hiện tượng học siêu nghiệm, người thừa kế chính
đáng của tinh thần triết lí.
Khoa toán học về thiên nhiên hẳn là một kỹ thuật đáng khâm phục: trong đó
người ta thực hiện những phép qui nạp với một tính hiệu quả, một sự tương tự và
xác suất, một sự chính xác và khả năng tiên liệu vế phép tính mà người ta không
có thể, ngay chỉ là nghi ngờ, trước đó. Với tính cách là thành tựu, thì đó là một
khúc khải hoàn của tinh thần nhân loại. Tuy nhiên, xét về tính thuần lí nơi những
phương pháp và những lí thuyết của nó, thì đó là một tính thuần lí hoàn toàn
tương đối. Thực vậy, ngay từ đầu nó đã tiền giả định khởi điểm nền tảng và có
tính nguyên tắc, mà chính bởi đó mọi tính thuần lí thực sự lại thiếu mất. Do chính
sự kiện là trong việc xác lập chủ đề của khoa học (la thématique de la science) thì