9. Bởi vì công trình của tinh thần phản ánh chính nơi đó, một cách minh nhiên.
10. Một thứ tính thuần lí nó đáp ứng trong một tinh thần triệt để triết lí (esprit de
radicalité philosophique).
11. So sánh quan niệm này về tinh thần với quan niệm của Hegel trong Hiện
tượng học tinh thần (1807).
12. Ý tưởng lí tính triết học, mà theo Husserl, điều hướng viễn đích luận lịch sử
từ thời các triết gia Hy Lạp.
13. Cũng có nghĩa là sự suy đồi của yếu tính Châu Âu.
14. Thành ngữ này là của Nietzsche.
SCHELER
(1874-1928)
Sinh năm 1874 ở Munich, cha là tín đồ Tinh lành và mẹ Do thái, Max Scheler cải
đạo sang Công giáo ở tuổi mười lăm. Ở Berlin, ông theo học Carl Stumpf (một
trong những người thầy của Husserl) và của Georg Simmel (một trong những
người thành lập xã hội học Đức; ông còn theo học Wilhelm Dilthey mà triết học
về những thế giới quan (Weltanschaungen) sẽ gợi cảm hứng thường xuyên cho
ông. Sau khi nhận học vị tiến sĩ, vào năm 1901, ở Halle rồi ở Gošttingen, ông làm
quen với Edmund Husserl mà ông học tập bộ Những nghiên cứu lôgích. Trong
khoảng từ 1910 đến 1919 ông xuất bản những công trình lớn, đặc biệt là quyển
Chủ nghĩa hình thức trong đạo đức học và đạo đức học thực chất về những giá trị
(1913). Những năm 1915-1917 xuất hiện những tiểu luận về ý nghĩa của chiến
tranh (Thần Chiến tranh, Chiến tranh và Tái thiết…) Vấn đề những giá trị, nằm ở
trung tâm của tác phẩm, vào năm 1919, còn cho ra những khảo luận về Sự đảo
lộn những giá trị.
Năm 1922, Max Scheler bỗng dưng có thái độ xa cách đối với Công giáo. Những
bài viết của thời kì cuối được dành cho "xã hội học kiến thức" mà ông góp phần
tạo dựng truyền thống, nhất là truyền thống Đức: Những hình thức kiến thức và