TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1684

xã hội (1926). Max Scheler chết sớm, năm 1928, khi ông vừa mới được bổ nhiệm
ghế giáo sư triết học xã hội ở Đại học Francfort.

Tư tưởng của Max Scheler phóng tác tự do phương pháp của Husserl về "trực
quán eidétique" và về trực quán yếu tính, đến một thứ trực quán biệt loại về các
giá trị và về nhân vị. Ông biến sự giản quy hiện tượng luận thành một sự treo
lửng ý chí, cùng những thành kiến, duy trí hay duy khoa học, chúng ngăn cản
việc tiếp cận trực quán, cảm xúc và giá trị về nhân vị và về những giá trị, và đến
vũ trụ của đồng cảm - giữa những nhân vị cũng như giữa những con người và
Thượng đế (trong tính yêu Thiên chúa), cuối cùng với những tương quan giữa
nhân vị và cộng đồng trong đời sống xã hội (tất cả những phân tích của Scheler
có nợ trong một số nét đối với Bergson, mà Scheler ngưỡng mộ).

Những công trình của Max Scheler mở ra một trường thám cứu đáng kể cho hiện
tượng luận về kinh nghiệm đạo đức.

CHỦ NGHĨA HÌNH THỨC TRONG ĐỨC LÍ VÀ ĐỨC LÍ THỰC CHẤT VỀ
CÁC GIÁ TRỊ (Le formalisme en éthique et l’éthique matériale des valeurs)

Trong quyển sách cô đọng và khó đọc này, Max Scheler đối nghịch lại chủ nghĩa
hình thức trong đức lí, được đưa đến cực điểm trong phân tích, pháp của Kant về
lí tính thực tiễn (học thuyết về "bổn phận"và về "khẳng quyết mệnh lệnh"), ý
tưởng về một đức lí thực chất của những giá trị, đức lí này được xây dựng trên
một chất liệu đầu tiên, trên một nội dung tiên thiên, có trước mọi hình thức "nghĩa
vụ bắt buộc". Ngược lại với những tiền giả định của chủ nghĩa hình thức, một đức
lí gồm những giá trị không vì thế mà chỉ là một thứ đạo đức thuần kinh nghiệm
hay theo tha luật (hétéronome), thiếu tự chủ, đặt cơ sở trên một hệ thống tiên
thiên các giá trị (une hiérarchie a priori des valeurs) - từ cái đáng yêu thích đến
cái hữu ích và cái cao thượng, rồi đến cái "chân", "thiện", "công chính", cuối
cùng là cái "thiêng liêng" (le sacré) và trên giá trị riêng của nhân vị, nó cho phép
việc đánh giá "về phương diện đức lí" những hành vi, theo "trực quan cảm xúc"
(l’intuition émotionnelle) mà chúng chứng tỏ đối với cái tiên thiên có hệ thống
của các giá trị.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.