dầu con người tài năng đó không làm bộ trưởng. Và chỉ theo tư cách của giá trị
này mà con người này "phải là" bộ trưởng. Mọi nhiệm thể (devoir - être) được
xây dựng trên một giá trị theo loại này, giá trị được coi là khả thi, so với một hữu
thể - thực sự (4). Chỉ trong viễn tượng này mà người ta có thể nói về "nhiệm thể lí
tưởng" (devoir être idéal) và đem đối lập với nó cái nhiệm thể kia, được coi như,
trong tương quan với một ý muốn khả hữu nhằm thực hiện nội dung của nó…
Trong khi mà giá trị không chỉ bao hàm cái hiện tồn và cái không hiện tồn, mà
con gồm cả bước chuyển từ tình trạng không tồn tại (của giá trị) đến tồn tại (của
giá trị đó) (giá trị của chính nghĩa vụ) nghĩa vụ lí tưởng giới hạn vào những nội
dung hiện tồn và không hiện tồn và được xây dựng trên một bước chuyển như
thế. Và từ đó tính chất phái sinh và hạn định của nhiệm thể càng hiển lộ. Hegel đã
chỉ ra rằng một đức lí, chẳng hạn như của Kant, được xây dựng trên khái niệm
nghĩa vụ và ông nhìn thấy ở đó hiện tượng nguyên thuỷ của đức lí, không bao giờ
có thể nhận ra vũ trụ thực sự của những giá trị đạo đức, và rằng trong mức độ mà
cái nội dung bắt buộc của một nghĩa vụ được thực hiện, nghĩa là trong mức độ mà
một mệnh lệnh, một chỉ định, một quy phạm, chẳng hạn thế, được thực hiện trong
một hành vi ứng xử, thì nội dung của chúng thôi còn là tình cảnh thực tế mang
tính đạo đức (5).
Max SCHELER, Chủ nghĩa hình thức trong đức lí và đức lí
thực chất về các giá trị, t.201-204.
1. Một nguyên lí mà đức lí thực chất lấy làm của mình.
2. Nghĩa là liên quan đến các giá trị và sự đánh giá.
3. Luận đề căn bản của "đức lí thực chất về các giá trị".
4. Một cách đặt công thức khác cho cùng luận đề căn bản đó.
5. Xem Hegel, Hiện tượng học tinh thần, và Những nguyên lí của triết học pháp
quyền.
JASPERS