TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1688

giới hạn hiệnra như là bao nhiệu những dấu hiệu và những tượng số áo bí của
Siêu việt thể (của Hữu thể, của Bao dung thể).

TRIẾT HỌC (Philosophie) -1932

Ba quyển sách của công trình quan trọng này khai triển toàn bộ triết học về tồn
sinh của Karl Jaspers. Tính liên tiếp của chúng không hề có tham vọng làm thành
hệ thống; nó vạch lại hành trình suy niệm như một khai tâm vào kinh nghiệm tinh
thần.

Quyển I được dành cho Định hướng trong thế giới: phân tích hệ thống các khoa
học, những giới hạn của chúng, nhằm đem lại cho thế giới một hình ảnh hợp nhất
và bao dung, về cách mà các khoa học có thể hành xử việc định hướng trong thế
giới và tự khép lại trên chính mình (trong chủ nghĩa thực chứng hay trong chủ
nghĩ duy tâm), làm cớ cho sự xuất hiện của triết học và của thế giới quan.

Quyển II hoàn toàn dành cho việc Khai minh tồn sinh: nó nghiên cứu những
nghịch luận (antinomies) của hữu thể - tự thân, những khó khăn gắn liền với sự
cảm thông, sử tính như là biểu hiện không thể khách quan hoá của tồn sinh, ý chí
và tự do, tồn sinh chạm trán với thử thách của những hoàn cảnh giới hạn
(Grenzsituation) như cái chết, nỗi đau khổ, thất bại, tranh đấu, phạm tội, cũng
như những bộ mặt của khách quan tính đó là Nhà nước và Xã hội.

Quyển cuối cùng trình bày về một Siêu hình học về những tương quan hiện sinh
với Siêu việt thể, rồi toan tính một cuộc khai tâm vào việc kiến giải những dấu
hiệu và những tượng số của Siêu việt thể, đọc ra ngay cả trong kinh nghiệm về
những hoàn cảnh giới hạn (nhất là trong thất bại). Chính kinh nghiệm về tính hữu
hạn và tính bất toàn - sự tiêu tán dần dà của thực tại thường nghiệm và của tồn
sinh - hiện ra như là "tượng số quyết định của Siêu việt thể" (le chiffre décisif de
la transcendance).

Hiện sinh và những hoàn cảnh - giới hạn (L’Existence et les situations-limites)

Người ta không thể nào, trong một tia nhìn, ôm trọn toàn bộ hữu-thể-trong-hoàn-
cảnh (l’être-en-sitiuation). Ngay cả con người có khả năng tự nâng lên cao (trong
một vận động gợi nhớ đến "sự giản qui hiện tượng luận" của Husserl) đến vị thế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.