Mệnh lệnh đạo đức được xây dựng thành chân lí trên chính hữu thể của các giá trị
(L’impératif moral se fonde en vérité sur l’être même des valeurs)
Nếu cái gì phải hiện hữu, hay phải được thực hiện lại chưa hiện hữu, làm thế nào
một cái gì không hiện tồn lại có thể đặt nền tảng cho nghĩa vụ? Phải chăng lúc đó
nghĩa vụ được tạo ra từ đó sẽ đặt nền tảng giá trị của cái gì được chỉ định bởi đó?
Với câu hỏi ấy, Max Scheler trả lời rằng lập luận này chỉ đúng ở bề ngoài: những
khái niệm giá trị (les concepts de valeurs/ les concepts axiologiques) không thể
có được từ sự trừu tượng hoá thuần tuý các sự vật hay từ những cách ứng xử
thường nghiệm thực tế chúng tạo thành một giới những hiện tượng không thể
giản quy và biệt loại, chế định một tương quan giữa con người và mọi hữu thể
thực sự khả hữu. Chỉ một tương quan như thế mới có thể "làm ra nghĩa vụ".
Chống lại nguyên lí cho rằng mọi nghĩa vụ được xây dựng trên một giá trị (chứ
không phải là ngược lại) (1) người ta có thể nại ra sự tồn tại của cái "phải là", hay
cái lẽ ra đã là" của những nội dung chúng không hề hiện hữu (hay chưa hiện hữu)
và do đó, không thể có một giá trị nào. Lời phản bác này hình như giới hạn phát
biểu giá trị học (l’énonciation axiologique) (2) vào lãnh vực hiện tồn (l’existant)
mà không đặt lời-phát-biểu-về-cái-phải-là (l’énonciation-du-devoir-être) vào
cùng chung một hạn định. Nhưng cái lí luận chỉ đúng bề ngoài này thật ra là vô
giá trị. Bởi vì sẽ là sai khi cho rằng phát biểu giá trị học chỉ nhắm đến những đối
tượng thật sự hiện tồn, mặc dầu nó cũng có thể nhắm đến những đối tượng như
thế. Như chúng tôi đã chỉ ra trong chương đầu của sách này, những khái niệm giá
trị học không hề được rút ra bằng cách trừu xuất từ những sự vật, những con
người, những cách ứng xử có tính cụ thể và thường nghiệm, hay từ những yếu tố
trừu tượng, không hiện tồn tự thân, của những sự vật này nhưng đó là những hiện
tượng có tồn tại riêng (3) được lãnh hội độc lập một cách rộng rãi, so với tính đặc
thù nơi nội dung của chúng, so với tính hiện thực hay lí tưởng của hiện hữu
chúng và chúng hoàn toàn tương dung với tính không tồn tại (theo nghĩa kép của
từ này, nghĩa là trên bình diện thực tế hay trên bình diện lí tưởng) của những cái
nâng đỡ chúng. Đó là lí do tại sao người ta có thể gán ghép một giá trị vốn có một
thực tính thực sự cho một nội dung không thực sự hiện tồn.
Rằng con người tài năng này, chứ không phải kẻ vô tài bất tướng kia, phải là bộ
trưởng, đó là một cơ cấu - hiện thực (une structure - réale) nó có một giá trị, ngay